Indo-Pacific

Bộ Tứ và CSVN: Lợi ích song trùng và sự gắn kết chiến lược đến mức độ nào?

Sau đại hội 13 của đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội được cho là sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác chiến lược với các cường quốc lớn như một phần trong chính sách đối ngoại “đa phương hóa và đa dạng hóa”… của CSVN. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ ngày càng sâu sắc của nhóm Đối Thoại Tứ Giác An Ninh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, thường được gọi là Bộ Tứ (the Quad), dường như sẽ trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với Cộng Sản Việt Nam.

Tàu ngầm Michigan của Hải quân Mỹ cập cảng Hàn Quốc. Ảnh: The Economist

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Mỹ có rất nhiều binh sĩ, máy bay và tàu chiến. Vấn đề là đặt chúng ở đâu. Trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở châu Á, Mỹ sẽ phải dựa vào một số căn cứ lớn, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn nằm trong tầm bắn của kho tên lửa thông thường khổng lồ của Trung Quốc (xem bản đồ). Các chỉ huy quân sự Mỹ muốn sử dụng Sáng Kiến ​​Răn Đe Thái Bình Dương (PDI) để củng cố hệ thống phòng thủ của họ, dàn trải lực lượng và phát triển những cách thức mới nhằm đưa Trung Quốc vào thế phải chống đỡ.