khai thác gỗ rừng

Nạn phá rừng tràn lan ở mức rất nghiêm trọng là một trong các nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, sạt lở đất... đưa đến thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân chúng. Ảnh: Việt Nam Forestry

Quan ăn của rừng, dân rưng rưng nước mắt

Nói đến phá rừng có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới cho phép phá rừng ở phạm vi rộng nhưng lại rất khắt khe với người dân phá rừng trong phạm vi nhỏ hẹp vì nghèo túng hay không biết sự nghiêm trọng của phá rừng là gì. Điển hình là câu chuyện của Hồ Thị Thêm, dân tộc M’Nông bị xét xử về tội “hủy hoại rừng.”

Ảnh vệ tinh khu vực Ngã Ba Đông Dương cho thấy rừng thuộc phần đất Việt Nam (bên phải) bị tàn phá nặng nề so với Lào và Campuchia. Ảnh: Internet

Tây Nguyên đã bị bức tử như thế nào?

Để nói cho rõ rằng không chỉ hàng triệu hecta rừng Tây Nguyên đại ngàn nguyên sinh đã bị chặt phá tàn bạo trong suốt 4 thập kỷ sau 1975, mà phải nói cho đúng là Tây Nguyên với tất cả những giá trị bản sắc của nó, bao gồm văn hóa gắn liền các chủng tộc bản địa, tài nguyên, môi trường, con người… đều đang bị bức tử, phá hủy với mức độ hủy diệt bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, gồm cả những chính sách phát triển kinh tế một cách thiển cận, tham lam, cũng như sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội, tài nguyên và công khai ủng hộ việc phá hoại một cách hệ thống.