kinh tế thị trường định hướng XHCN

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hồi tháng 9/2023. Ảnh: Reuters

Chuyên gia: Việt Nam khó đạt chuẩn để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường

Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm đầu tuần vừa qua thông báo cơ quan này bắt đầu xem xét tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam khó đáp ứng được các yếu tố cần thiết để được công nhận là nền kinh tế thị trường dựa trên các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ…

Một mỏ than đang được khai thác ở Quảng Ninh. Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Thảm họa ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ của kinh tế Việt Nam

Không chịu thua kém ông điện lực, hôm 14/2, Tập Đoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) báo cáo họ đang gánh khoản nợ hơn 74.000 tỷ đồng (khoảng $3,1 tỷ), gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong số nợ này có hơn 44.400 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, thời gian vay ngắn, phân lời cao. Tính bình quân mỗi ngày, tập đoàn này phải trả 6,5 tỷ đồng ($276.000) tiền lời!

Nhìn những con số nợ thảm hại như vậy, ai cũng phải thắc mắc, than đá, khoáng sản là thứ tài nguyên có sẵn trong lòng đất, từ đời tổ tiên truyền lại, chỉ có đào lên bán mà cũng lỗ vốn, phải vay nợ khủng khiếp như vậy là vì sao?

Kinh tế tụt hậu và phát triển khập khiễng

Sau hơn 40 năm với những bước đi khập khiễng như người vừa què vừa mù, kinh tế Việt Nam ngày càng tụt hậu vì những chính sách hoàn toàn chấp vá kiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giờ đây người ta có thể hỏi: Người cộng sản đang làm kinh tế, nhưng họ làm gì mà kinh thế?

30/4 - 44 năm nhìn lại!

44 năm nhìn lại 30 tháng 4 (1975-2019)

Việt Nam đang mất hướng đi, không biết sẽ tới đâu, tới nơi nào trong bản đồ văn minh của thế giới loài người. Một đất nước mà người ta gọi chính quyền không những tham lam, độc ác mà còn bệnh hoạn, khốn nạn; người dân không chỉ bị xem là dân trí thấp mà còn bị gọi là vô cảm, thờ ơ trước vận mệnh dân tộc và ngay cả vận mệnh của chính mình cũng như con cháu.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu khai mạc Hội thảo "Thể chế phát triển nhanh - bền vững". Ảnh: tuyengiao.vn

Đốt đuốc tìm điểm nghẽn…

Hội thảo khoa học “Thể chế Phát triển nhanh – Bền vững” do Hội đồng Lý luận TƯ tổ chức hôm 28/9 gồm toàn những nhà khoa học sáng giá, nhiều nhà quản lý kinh tế của các viện khoa học và cơ quan quản lý nhà nước. Kết luận đưa ra không có gì sáng sủa: “Thể chế chúng ta có nhiều nút thắt kìm hãm kinh tế phát triển mà nếu không giải quyết được nền kinh tế sẽ mãi mãi đi xuống.”