lao động nữ

Hàng hàng lớp lớp thanh niên nam nữ được "xuất khẩu" sang các thị trường lao động nước ngoài đổi lấy đô la, giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm, thực hiện chính sách “xuất khẩu lao động là nhiệm vụ chính trị của địa phương!” Ảnh: Báo Kinh Tế và Dự Báo

Nhờ xuất khẩu lao động

Đối với những sinh viên học xong đại học, khi ra trường lại tính con đường đi lao động nước ngoài còn cho thấy là nền kinh tế trong nước rõ ràng là yếu kém, không đủ công việc cung ứng cho nhu cầu của một bộ phận thanh niên đã được đào tạo. Nhà nước cộng sản có tính đến sự đầu tư lớn lao của gia đình và xã hội sau 11 năm rèn luyện, học tập từ trung học đến đại học để cung ứng nhân lực cho tư bản nước ngoài?

Công ty Pou Yuen, chuyên sản xuất giày thể thao, quyết định cắt giảm 3000 công nhân do ảnh hưởng dịch COVID-19, đơn đặt hàng từ châu Âu và Mỹ giảm mạnh. Ảnh: PLO

Chó cắn áo rách

Người lao động đi làm thì phải đóng không thiếu một đồng đủ các loại tiền. Nào là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, phí công đoàn rồi cả thuế thu nhập cá nhân…

Nay có ít tiền trợ cấp mất việc của doanh nghiệp, tiền chưa tới tay người lao động thì đã bị cắt nghiến mất 10% thuế thu nhập cá nhân. Người bị trừ nhiều mất tới 15-17 triệu đồng, người ít thì mất 5-7 triệu. Không những bị mất việc, người lao động còn bị cắt mất một khoản lớn số tiền còm cõi trong lúc khốn cùng. Đúng là “chó cắn áo rách.” Cơ quan thuế của nhà cầm quyền CSVN quả thực quá mức bất nhân.

Liệu công nhân có quyền thành lập công đoàn độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?

“Không thể đi theo con đường lao động giá rẻ”

Các cuộc phỏng vấn của Fair Wear Foundation được thực hiện bên ngoài nhà máy để tránh bị ảnh hưởng từ phía các nhà quản lý cũng như câu trả lời theo ý muốn của xã hội. Công nhân may tăng ca thường xuyên và hầu như phải làm việc 60 giờ một tuần, cao gấp gần gấp đôi so với mức giờ lao động chuẩn, nhưng không tăng ca thì không đủ sống.

2000 công nhân của Công ty TNHH Yupoong Việt Nam bị mất việc tháng 11/2015. Ảnh: Internet

Mất việc ở tuổi 35 tại Việt Nam

Hiện tượng đuổi việc phụ nữ trên 35 tuổi là vấn đề đáng lo ngại. Bởi về lâu về dài, điều này sẽ tác động lớn tới an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội và lợi ích của người lao động. Theo đó, những lao động trên 35 tuổi bị ép nghỉ việc đang diễn ra tại các dây chuyền sản xuất đòi hỏi sức khỏe, kỹ năng cao, nhưng lại không yêu cầu tay nghề. Do đó những đối tượng này sau khi mất việc thường rất khó để tìm việc làm mới…

Thực trạng và giải pháp cho lao động nữ tại Việt Nam

Mặc dù nhà cầm quyền CSVN có quy định về chính sách đối với lao động nữ, nhưng trong đời sống thực tế, các tiêu chuẩn không thể áp dụng vì xã hội Việt Nam vẫn còn vận hành theo nền tảng XIN – CHO của bộ máy hành chánh độc tài độc đảng và tham nhũng.