lây nhiễm chéo

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trang web Sở Y Tế Lạng Sơn

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn

Giới chức CSVN hãy thôi hô hào, lừa mị. Thay vào đó, hãy đánh giá lại tình hình dịch bệnh, xem xét hiện trạng, khả năng thực tế của hệ thống y tế, các nguồn vaccine và tiến độ tiêm phòng mà hệ thống y tế có thể đảm nhận được, cũng như các nguồn lực xã hội khác… để tìm các giải pháp khoa học, cụ thể nhất. Hệ thống chính trị hãy dừng ngay lập tức việc chỉ đạo hệ thống y tế làm gì mà việc xử lý dịch bệnh phải hoàn toàn do các chuyên gia trong ngành quyết định. Hệ thống chính trị chỉ cung cấp kịp thời các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết khi Bộ Y Tế yêu cầu.

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay, trước khi quá muộn!