năng lượng sạch

Một dự án điện khí hóa lòng (LNG) ở Vie5t Nam. Ảnh: Báo Công Thương Điện Tử

Năng lượng LNG mở ra cho Việt Nam một cơ hội mới về kinh tế và chính trị?

“Điện chạy bằng khí, mà công ty Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam thời gian qua thực sự được chính phủ Việt Nam hoan nghênh, ngành điện của Việt Nam cũng hoan nghênh. Chúng tôi, giới kinh tế, thấy đây là phương án trước mắt, trung hạn và dài hạn, rất có lợi, rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nguồn khí đốt thì Việt Nam có, kể cả những mỏ khí mà Việt Nam đang muốn hợp tác với công ty nước ngoài, như Mobile, để mà khai thác khí đốt để phục vụ làm điện…” (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)

Tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió ở Ninh Thuận. Ảnh: Báo Khoa Học và Phát Triển

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Do tính chất phức tạp của các nhà máy điện hạt nhân, chính phủ Việt Nam có thể sẽ phải chịu gánh nặng kép, vừa là chủ sở hữu, vừa là người cung cấp tài chính cho các dự án đó. Tuy nhiên đối với các nhà máy điện khí, chúng có thể được đầu tư xây dựng và vận hành bởi các nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài, do đó giúp chính phủ không phải bận tâm về những vấn đề này.

Một nhà máy điện mặt trời tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, chụp ngày 29/05/2020. Ảnh: Reuters

Chiến lược mới giúp Việt Nam phát triển điện mặt trời

Việt Nam là một trong những quốc gia có rất nhiều tiềm năng về điện mặt trời, do có nhiều nắng nóng. Phát triển các dự án điện mặt trời là một yếu tố quan trọng giúp chính phủ Việt Nam đạt các mục tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính và giảm nhu cầu phát triển các dự án điện than mới. Thế nhưng, cho tới nay, việc phát triển loại năng lượng này vẫn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là do vấn đề giá điện mặt trời.