nội chiến Nam Bắc

Pho tượng Bà Mẹ Việt Nam thật nhiều ý nghĩa trên trang FB Báu Lại Thanh. Ảnh: FB Lê Nguyễn

Người mẹ Việt Nam và tử sĩ của hai miền Nam-Bắc

Sau hơn 20 năm chiến trận giữa hai miền Nam-Bắc, các bà mẹ của bên thắng cuộc được vinh danh ngất trời, có nơi dành vài trăm tỷ xây dựng tượng đài, vừa xây xong vội vàng gửi thư xin trung ương rót tiền… cứu đói. Thôi thì, vinh danh các Mẹ cũng là điều hợp với đạo lý, nếu như bên cạnh việc làm này, người ta cũng biết cúi xuống cảm thông nỗi đau của những bà mẹ bên thua cuộc, ngày ngày quét bụi trên cái bàn thờ của thằng con tử sĩ VNCH hay tựa cửa mong ngóng ngày trở về của đứa con đi cải tạo nơi rừng xa, núi thẳm.

‘Điều tra’ về… ‘Gia Tài Của Mẹ’ và… chẳng cần nói gì thêm!

52 năm trước, lúc viết “Gia Tài Của Mẹ,” dường như Trịnh Công Sơn chưa biết trong di sản của bà mẹ Việt Nam còn có… “một lũ” mà sự ngạo mạn, độc đoán vượt xa tiền nhân, hơn hẳn anh em, đồng bào. Sự ngạo mạn, độc đoán ấy khiến não trạng của “lũ” này trở thành đặc biệt nhạy cảm và y học hoàn toàn bất lực,…

“Nội chiến” bị coi là phản tuyên truyền và kích động hận thù?

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia Tài Của Mẹ, một bài hát trong tập Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang dấy lên những tranh luận dữ dội trong nước. Phía những người chống Khánh Ly và sự tồn tại của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa ở Việt Nam, lúc này đã dùng những lời lẽ hết sức nặng nề, thậm chí gọi bà là kẻ âm mưu tuyên truyền chính trị ở Việt Nam.