phòng chống dịch Covid

Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc ngày 23/12/2021. Ảnh chụp website QĐND

Tuyên Giáo Trung Ương: ‘Phản động’ lợi dụng dịch COVID-19 để ‘chống phá’ đảng

Bác Sĩ Đinh Đức Long nói thêm rằng nếu nói là có “lợi dụng dịch COVID-19” thì chính các cán bộ nhà nước trực tiếp chỉ đạo vụ test kit Việt Á đang gây xôn xao dư luận, hay một ông bí thư phường ở Bình Dương, cán bộ chỉ đạo cưỡng chế bà Hoàng Thị Phương Lan đi làm xét nghiệm COVID-19 hồi tháng 9, mới thực sự là người đã “lợi dụng.”

Hai mục sư đồng quản nhiệm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, tổ chức tôn giáo đang bị điều tra. Ảnh: Vietnamnet, VOA. Đồ họa: Luật Khoa

Vì sao bạn nên quan tâm đến vụ án Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Đại dịch COVID-19 là thách thức lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Cách một chính quyền ứng xử lúc này sẽ phơi bày năng lực của họ: Tôn trọng hay xem thường ý kiến của người dân? Dám nhận trách nhiệm hay chỉ chăm chăm đi tìm nơi đổ lỗi để làm sạch bảng thành tích của mình?

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Reuters

Án lệ Covid-19: Trách nhiệm tham vấn xã hội dân sự khi thay đổi chính sách trong đại dịch

Án lệ ‘Article 39 v. Secretary of State for Education’ là một nền tảng rất tốt để nhận ra rằng khủng hoảng không thể được sử dụng làm bình phong cho sự lạm quyền và những chính sách thiếu cân nhắc quan điểm đa chiều của các chủ thể khác nhau trong xã hội. 

Viện dẫn lý do cần “quyết đoán” để kiểm soát dịch nhanh chóng nhằm loại bỏ quá trình tham vấn này chính là tư duy sai dẫn đến hệ quả là những chính sách lộn xộn, như chúng ta đã thấy tại Việt Nam thời gian qua.

Người dân Sài Gòn xếp hàng chờ chích vaccine. Ảnh: Độc Lập/ Báo Thanh Niên.

Quỹ Vaccine: Mới giải ngân chưa đầy 5%, không có “sao kê”

Theo thông tin trên trang chính thức của Quỹ Vaccine, đến hết ngày 9/9, số tiền xuất mua vaccine là 373 tỷ đồng trong số 8.663 tỷ huy động được. Tỷ lệ giải ngân tương ứng sau hơn ba tháng chỉ mới đạt 4,3%.

Và giữa lúc người dân đang mòn mỏi chờ đợi những đợt vaccine về nhỏ giọt, ngày 8/9, báo chí loan tin Bộ Y Tế và Bộ Tài Chính đề xuất phương án sử dụng Quỹ Vaccine COVID-19 cho việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước. Các bài báo không nêu rõ số tiền.

Thông tin này khiến nhiều người bất bình.

Độc quyền chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta – Quá đúng!

Ngay cả trong những thể chế dân chủ hàng đầu như nước Mỹ với nền móng luật pháp vững chắc và hệ thống kiểm soát-cân bằng quyền lực mạnh mẽ hằng trăm năm nay, vậy mà cũng đang bị chao đảo trong thời gian gần đây do tin giả và sự xuống cấp của đạo đức. Điều này cho thấy sự quan tâm và hành động của tất cả người dân trong và ngoài chính quyền đều luôn cần thiết để xây dựng và bảo vệ một guồng máy vận hành tốt đẹp, hữu hiệu cho đất nước, bảo vệ thông tin trung thực và quyền tự do ngôn luận, phát huy và bảo vệ các giá trị đạo đức trong xã hội.

Một con hẻm ở Hà Nội bị chính quyền dùng rào chắn chặn lại hôm 29/8/2021, để ngăn người dân ra đường nhằm chặn sự lây lan của virus Corona. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images

Chống dịch thất bại, Hà Nội muốn gì?

Những tưởng thời gian trôi đi, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ học được bài học thực tế, thay đổi kế sách để chống dịch Covid hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm cuộc sống tối thiểu của người dân. Nhưng tình hình chẳng những không được cải thiện mà ngày càng bi đát.

Nhà cầm quyền chẳng những không thay đổi biện pháp phòng chống dịch mà vẫn khăng khăng “chống dịch như chống giặc” làm cho dịch bệnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát trong lúc đời sống của người dân ngấp nghé nạn đói, hệ thống y tế vượt quá khả năng không còn chịu đựng nổi và nguồn lực kinh tế của quốc gia cạn kiệt không biết làm thế nào hồi phục được.

Cuối cùng Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính phải xuống giọng "...sống lâu với dịch." Ảnh: Youtube Việt Tân

Hãy tự cứu trước khi Trời cứu, đừng trông mong CSVN

Khi sức ép về dân sinh quá lớn, việc buộc phải mở cửa lại cho các hoạt động kinh tế, thương mại… sẽ gia tăng lây nhiễm và áp lực lên hệ thống y tế là rất khủng khiếp. Lãnh đạo thành phố cần chuẩn bị giải pháp căn cơ cho tình huống này. Bài toán đặt ra để phục hồi lại nền kinh tế là phải đảm bảo đủ nguồn lực, vaccine, năng lực điều trị trong thời gian dài chứ không đánh đổi sinh mạng thảm khốc để duy trì cái dạ dày của 10 triệu dân và nguồn thu ngân sách.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: Thời Báo Kinh Tế

Đừng đặt cày trước con trâu

Không biết ông Phạm Minh Chính căn cứ vào số liệu nào và từ đâu mà đòi hỏi TP.HCM phải kiểm soát dịch trước ngày 15 tháng Chín? Đây gần giống như một chỉ tiêu phải đạt được của cấp trên mà không cần biết khả năng của một địa phương được điều hành bởi một bí thư gốc công an và một chủ tịch thành phố vốn lem luốc với những vụ án đất đai.

Mặt khác, Nghị Quyết 86 cũng còn là những chỉ thị mang tính mị dân của lãnh đạo cộng sản, trong trường hợp này là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ cùa người dân trước những chính sách chống dịch sai lầm đưa đến hậu quả dịch bệnh kéo dài đến hôm nay.

Chốt kiểm soát giấy đi đường gây ùn tắc xe cộ ở Hà Nội, hôm 9/8/2021. Ảnh: Báo Tiền Phong

Quan liêu trong thời dịch

Qua vụ kiểm soát 5 loại giấy đi đường của thành phố Hà Nội giữa mùa dịch bệnh, người ta thấy rõ sự khác biệt trong cách ứng xử của hai loại chính quyền: Chính quyền dân chủ thì đặt trên nền tảng phục vụ người dân là chính. Trong khi trong chế độ độc tài thì người dân phải chạy theo những mệnh lệnh tùy tiện của những ông quan ngồi trong phòng lạnh, bất cần những mệnh lệnh đưa ra có phi pháp, phi nhân hay không.

Người dân xếp hàng dài ở UBND phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội chiều 9/8 để xin xác nhận giấy đi đường, tăng nguy cơ lây nhiễm. Ảnh: Vnexpress

Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí

Ông Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội hiện nay, trước đó là bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Nhưng khi lãnh đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid tại Hà Nội, có vẻ ông không dựa vào khoa học và công nghệ. Tôi xin dẫn chứng:

Hôm qua, 9/8, Hà Nội buộc những người (được đi làm theo Chi Thị 16) phải có giấy đi đường do cấp phường cấp, khiến trụ sở UBND phường và những địa điểm kiểm soát đi lại thành nơi tập trung đông người, trái với nguyên tắc 5K mà Bộ Y Tế và chính phủ yêu cầu. Chưa kể Hà Nội yêu cầu nhiều loại giấy tờ mà người đi đường phải mang, đương nhiên khiến kiểm tra càng kéo dài, càng ách tắc…

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Góp ý với nhà cầm quyền CSVN về việc chống dịch Covid-19 hiện nay

Trước cơn đại dịch chung, trước nỗi thống khổ của dân ta vì tai ương chung, tuy là một đảng viên Việt Tân, người viết sẵn sàng đưa ra một số góp ý với nhà cầm quyền CSVN để làm tốt hơn trong việc cùng nhân dân chống dịch. Đặc biệt là những cán bộ phụ trách công tác chống dịch hiện nay cần mở rộng tim óc để đón nhận và xem xét những lời tư vấn này cùng với bao nhiêu góp ý khác của những ngườI thiện chí ngoài đảng ở trong cũng như ngoài nước.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một cơ sở y tế. Ảnh: AFP

Sở Y Tế TP.HCM cấm bệnh viện trực tiếp nhận cứu trợ sau khi có kêu gọi dân đóng góp

Nhiều mạnh thường quân cũng chia sẻ trên mạng xã hội rằng, khi nghe tin các bệnh viện thiếu máy móc, trang thiết bị thì đi mua mang đến tặng nhưng các bệnh viện không dám nhận, lý do được đưa ra là do Sở Y Tế TP.HCM không cho phép theo công văn 4355. Một số ý kiến cho rằng Sở Y Tế quy định như vậy là vô cảm, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ, đang vận động người dân ủng hộ chống dịch.