Quy Hoạch Điện 8

Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 2 ở Việt Nam. Ảnh: Thanh Niên

Từ hội nghị COP26 đến nhiệt điện than của Việt Nam

Bản quy hoạch điện quốc gia không chỉ là chuyện của ngành điện mà có tác động đến mọi mặt đời sống của người Việt trong nhiều thập niên sắp tới. VN là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển. Giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu không chỉ là yêu cầu về kinh tế mà còn liên quan mật thiết tới sự sinh tồn. Lẽ ra nhà cầm quyền VN nên lợi dụng xu thế chống biến đổi khí hậu đang sôi nổi khắp thế giới để vận động sự ủng hộ, tài trợ của quốc tế cho cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch thì Hà Nội lại tự nguyện biến đất nước thành đống rác thải của TQ mà các thế hệ sau khó mà thoát ra được.

Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng nhiệt điện than, đi ngược với xu thế thế giới. Trong ảnh, công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân ngày 23/2/2019. Ảnh: AFP

Quy hoạch điện VIII: Cần quyết sách sáng suốt để tránh rủi ro

Một số ý kiến cho rằng ban soạn thảo Quy Hoạch Điện 8 đã “khéo léo né tránh” dư luận phản đối phát triển nhiệt điện than bằng cách tập trung nhấn mạnh vào vấn đề công suất thay vì sản lượng, do đó tạo cảm giác tỷ trọng nhiệt điện than và năng lượng tái tạo trong quy hoạch là tương đương.

Trao đổi với RFA về vấn đề này, Tiến sĩ, chuyên gia năng lượng độc lập Ngô Đức Lâm, nguyên Cục Trưởng Cục An Toàn Kỹ Thuật và Môi Trường Công Nghiệp, Bộ Công Thương cho biết ông cũng đã từng có kiến nghị xoay quanh vấn đề này của Quy Hoạch Điện 8.