sản xuất nông nghiệp

Nông dân cấy lúa ở Hà Nội hôm 1/7/2020. Ảnh: AFP

Việt Nam trở thành nước hàng đầu về nông nghiệp năm 2050 liệu có khả thi?

Là một chuyên gia, cả đời gắn liền với ngành nông nghiệp, Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân nói kinh nghiệm của ông trong hàng chục năm qua là chính phủ Việt Nam cứ ra hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, luôn hô hào quyết tâm, phấn đấu để đạt được những mục tiêu xa vời, nhưng đến thời hạn kiểm điểm quá trình thực hiện thì không tiến triển được bao nhiêu.

Người dân vất vả mưu sinh và các bà nội trợ thấy được sự mất giá nhanh chóng của những đồng tiền họ cầm đi mua lương thực, chi tiêu cho sinh hoạt gia đình. Ảnh minh họa: RFA

Việt Nam sẽ có 15 triệu dân thiếu đói trong năm 2022

Không có gì bảo đảm khi cơn bão lạm phát toàn cầu đang tràn tới. Nền nông nghiệp lạc hậu, có trình độ cơ giới hóa thấp, công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch đều lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực (chỉ hơn Lào và Myanmar và thậm chí thua kém xa so với Cambodia) như Việt Nam không thể tự chủ đầu vào, sẽ tổn thương nghiêm trọng. Cùng với việc chuỗi cung ứng đứt gãy trên qui mô toàn cầu và giá vận chuyển tăng cao, nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất 3 thập kỷ tới nay.

Hàng ngàn tấn củ cải bị người nông dân nhổ bỏ vì không bán được, rớt giá. Ảnh: vneconomy.vn

Giải cứu nông sản hay giải cứu tư duy quản lý nhà nước?

Hơn lúc nào hết, ngay từ bây giờ, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam cần một cuộc giải cứu bao trùm là giải cứu tư duy quản trị và sản xuất nông nghiệp. Các biện pháp “giải cứu” chỉ là giải pháp tình thế và không bền vững.