sạt lở bờ sông

Khai thác cát ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện không tuân theo các chiến lược phát triển bền vững. Ảnh: Bộ Tài nguyên Môi trường

Khai thác cát ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Thức tỉnh bây giờ hay là chết trong dài hạn?

Liên quan đến vấn đề khai thác cát sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hôm 17/3/2023, Văn phòng Chính phủ Việt Nam phát đi thông báo Số 79/TB-VPCP, yêu cầu “đơn giản hoá các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn, tạm thời đóng cửa; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường, nguy cơ sạt lở theo đúng quy định của pháp luật.”

Bàn vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền Giang đừng quên tai họa sạt lở, xâm mặn

Chẳng riêng công chúng mà báo chí, giới doanh nhân đang thảo luận sôi nổi về vụ đấu giá – tranh quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền ở đoạn chảy qua xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Rất ít người, rất ít nơi, đặc biệt là trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương bận tâm đến chuyện, tại sao An Giang lại tổ chức đấu giá khai thác mỏ cát trên sông Tiền, khi đủ thứ thảm nạn như hạn hán, sông rạch ruộng vườn nhiễm mặn, sạt lở, sụt lún… đang hủy diệt đồng bằng sông Cửu Long? Tổ chức đấu giá – cho phép khai thác 2,4 triệu khối cát có ảnh hưởng gì đến tương lai đồng bằng sông Cửu Long không?

Người dân nhìn bờ sông Mekong bị sạt lở, tháng Bảy, 2019. Ảnh: Tran Van Tu/The Diplomat

Chuyện rất xấu trên dòng Mekong

Tiến Sĩ Trần Đình Thiên, Giám Đốc Học Viện Kinh Tế Hà Nội, phát biểu tại một diễn đàn Mekong vài năm trước, than thở rằng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Chúng tôi chỉ có thể cứu sông Mekong bằng cách loại bỏ tâm lý hẹp hòi để kiếm lợi nhuận từ [mỗi phân khúc có chủ quyền của dòng sông] nhân danh sự phát triển.” Một số nhà bình luận hoài nghi có thể cho rằng đã quá muộn để xoay chuyển mọi thứ và vạch ra một con đường mới và bền vững hơn cho sông Mekong.