sống chung với dịch

Một khu vực bị phong tỏa ở Đồng Nai, tháng 7/20021. Ảnh: VnExpress

Sống chung với dịch và nền kinh tế phía Nam

Chỉ tính riêng TP.HCM, trong năm 2020 đã đóng góp trên 22% GDP và gần 27% cho ngân sách quốc gia, giữ vị trí đứng đầu nhiều năm liền. Nếu gộp chung Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu thì khu tứ giác này đóng góp 30% GDP và 40% ngân sách trên 63 tỉnh, thành phố.

Thế nhưng dịch bệnh và biện pháp phong tỏa kéo dài đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh tế của bốn địa phương này. Nếu khu vực này tiếp tục bị phong tỏa, chắc chắn chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam bị gián đoạn, đầu tư ngoại quốc cảm thấy mất an toàn có thể rút lui.

Một chốt kiểm soát ở Hà Nội. Ảnh: AP

Việt Nam sống chung với đại dịch như thế nào?

Các phân tích đã chỉ ra chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt hoàn toàn Covid-19 đã không còn phù hợp. Bởi vậy, cần cách tiếp cận thích nghi hơn, vừa chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu sống tự nhiên của con người, đặc biệt trong điều kiện đại dịch có thể còn kéo dài không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực, quá tải y tế mà còn làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của người dân. Chiến lược thích nghi lâu dài cho phép vượt qua nỗi ám ảnh bởi những con số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày và tránh được những biện pháp hành chính cực đoan. Mục đích cuối cùng, đối tượng thực sự của chính sách phòng chống dịch là nhu cầu sống bình thường của người dân chứ không chỉ là vấn đề dịch tễ.

Cảnh mua bán trong một ngôi chợ truyền thống ở Hà Nội hôm 31/3/2021. Ảnh: AFP

Đã đến lúc Việt Nam “mở cửa kinh tế trở lại,” sống chung với dịch?

“Trước hết là phải tiêm vắc xin cho công nhân, cho những người làm việc trong nhà máy và đội ngũ viên chức. Trên cơ sở đó thì nên mở cửa để từng bước mở rộng giao lưu. Thứ hai là việc giãn cách nên chuyển sang chỉ giãn cách hẹp ở những khu có người mắc bệnh. Không nên giãn cách cả thành phố. Lại càng không nên giãn cách cả nước vì hiện có 14 tỉnh chưa ai mắc bệnh. Tôi đề nghị nên rút kinh nghiệm và sửa đổi. Thứ ba, nếu giãn cách thì phải thực hiện nghiêm và nên tổ chức việc cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho người dân để hạn chế việc tiếp xúc và lây lan bệnh…” (TS kinh tế Lê Đăng Doanh)