Tây Nguyên

Bản đồ khu vực xảy ra vụ tấn công trụ sở công an 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Báo mạng Đắk Nông

Người dân có quyền được biết chân tướng sự việc ở Tây Nguyên

Đã 5 ngày kể từ khi sự việc hai đồn cảnh sát ở Đắk Lắk bị tấn công xảy ra khiến một số công chức và viên cảnh sát ở địa phương tử vong, đây là sự việc làm chấn động cả nước, bởi tính chất nghiêm trọng của nó xét về hành vi gây án, cộng với mức độ nhạy cảm chính trị và sắc tộc ở địa phương.

Nhưng cho đến nay thông tin về sự việc vẫn rất nhỏ giọt,…

Đài VTC News hôm 13/6 loan tin về việc bắt thêm các nghi phạm vụ tấn công trụ sở công an xã ở Đắk Lắk. Ảnh chụp Youtube

Nguồn gốc tội ác và bạo loạn ở Tây Nguyên

Cuộc bố ráp đang biến thành một cuộc trả thù sắc tộc không kiểm soát có thể tạo ra xung đột sâu sắc thêm, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Điều đó cần phải chấm dứt ngay.

Cuộc khủng hoảng này cần nhanh chóng khép lại bằng tiến trình luật pháp. Điều quan trọng hơn là Hà Nội nhìn nhận ra ngọn nguồn của mâu thuẫn dẫn đến tội ác và bạo loạn như đã xảy ra trong nhiều thập kỷ qua và vẫn nhức nhối tới hôm nay dù nhà cầm quyền đã tiêu tốn một nguồn lực khổng lồ. Vấn đề cần được giải quyết ở gốc rễ chứ không phải bằng bạo lực và đàn áp sắt máu.

Ảnh vệ tinh khu vực Ngã Ba Đông Dương cho thấy rừng thuộc phần đất Việt Nam (bên phải) bị tàn phá nặng nề so với Lào và Campuchia. Ảnh: Internet

Tây Nguyên đã bị bức tử như thế nào?

Để nói cho rõ rằng không chỉ hàng triệu hecta rừng Tây Nguyên đại ngàn nguyên sinh đã bị chặt phá tàn bạo trong suốt 4 thập kỷ sau 1975, mà phải nói cho đúng là Tây Nguyên với tất cả những giá trị bản sắc của nó, bao gồm văn hóa gắn liền các chủng tộc bản địa, tài nguyên, môi trường, con người… đều đang bị bức tử, phá hủy với mức độ hủy diệt bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, gồm cả những chính sách phát triển kinh tế một cách thiển cận, tham lam, cũng như sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội, tài nguyên và công khai ủng hộ việc phá hoại một cách hệ thống.