Thiên An Môn

Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt

Áp bức như cơn giông. Lao tù như cơn bão. Cả hai rồi sẽ qua nhanh. Nhưng tự do là khát vọng. Khát vọng không qua nhanh mà lớn lên theo thời đại, theo đà phát triển của văn minh và nhận thức của con người. Khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này.

Thiên An Môn – 30 năm thế giới vẫn không quên

Đối với đa số người dân Trung Quốc hiện nay, thì ngày 4 tháng 6 năm 1989 không có gì đặc biệt. Nhưng đối với phần còn lại của thế giới, ngày 4 tháng 6 năm 1989 là ngày khắc họa sự tàn ác của chế độ toàn trị Cộng Sản Trung Quốc. Nơi mà nhà cầm quyền đã ra lệnh cho xe tăng, binh lính bắn thẳng vào hơn một triệu người biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh.

Cuộc biểu tình tại Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 1989. Ảnh: Foreign Affairs

Hồ sơ mới về Thiên An Môn – Cuộc họp bí mật đã làm thay đổi Trung Quốc

Vào ngày kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn 4/6, New Century Press xuất bản cuốn sách “Bí mật cuối cùng: Tài liệu đúc kết về Cuộc Trấn Áp 4 Tháng 6”, bao gồm một số bài phát biểu của các lãnh đạo cao cấp nhất trong buổi họp đó. New Century Press lấy được những bản viết (và hai bộ ghi chú bằng tay) từ một cán bộ đảng đã tìm cách làm được bản sao vào lúc đó.

Paris tưởng niệm 30 năm Thiên An Môn

Để đánh dấu 30 năm biến cố Thiên An Môn, vào ngày 4 tháng Sáu, 2019, tổ chức Hành Động Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn đã cùng một số tổ chức nhân quyền như Phóng Viên Không Biên Giới, Ân Xá Quốc Tế tổ chức một cuộc xuống đường để nhắc nhở công luận đến biến cố đau thương này.

Quảng trường Thiên An Môn ngày 18 Tháng Năm, 1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. Ảnh: Getty Images

Thiên An Môn 30 năm sau

Sự thật Thiên An Môn sẽ làm lung lay hai thứ “cột trụ” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là Đặng Tiểu Bình và Quân Giải Phóng! Đặng Tiểu Bình đang được tôn thờ như thần tượng! Quân đội cộng sản sẽ tự thấy nhục nhã khi người dân biết họ đã bắn chết hàng ngàn sinh viên tay không tấc sắt. Đảng Cộng Sản biết rằng mở cửa cho tự do dân chủ tức là chịu có ngày đảng hết nắm quyền.

Liệu có xảy ra một Thiên An Môn ở Việt Nam?

“Liệu có xảy ra một Thiên An Môn ở Việt Nam hay không?” Câu trả lời có thể nói là tùy thuộc vào Quân Đội Việt Nam, vào từng người lính Việt Nam. Cho dù lãnh đạo Đảng CSVN có ra lệnh ngược lại với lệnh “không được nỗ súng” của Lê Đức Anh năm 1988, nhưng khi người lính cầm súng không tuân lệnh, không bấm cò hay chỉ bắn lên trời hoặc quay ngược mũi súng, thì đó là lúc mà chính những người lính đó khai mở thời kỳ bình minh của Dân Tộc Việt.

Thảm sát Thiên An Môn: Quan điểm của một người lính

Ngày 4 tháng 6 đánh dấu 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, một cuộc đàn áp đẫm máu một phong trào dân chủ đã bị xóa khỏi lịch sử ở Trung Quốc, nhưng vẫn được nhớ đến bởi những người đã chứng kiến sự hỗn loạn tại Bắc Kinh… Ông Lý Hiểu Minh cho biết tuy ông đã không có bắn một phát súng nào, nhưng ông vẫn mang cảm giác tội lỗi đối với cái chết của các sinh viên và thường dân khi những chiếc xe tăng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã lấp đầy Quảng Trường Thiên An Môn vào ngày 2 tháng 6, 1989, mặc dù nhà cầm quyền Bắc Kinh đã công bố áp dụng tình trạng thiết quân luật. Ảnh: Catherine Henriette/AFP - Getty Images

Nước mắt người lính vụ Thiên An Môn của 30 năm trước!

Chỉ mong rằng trong Quân Đội Việt Nam có thật nhiều những sĩ quan và binh lính hiểu biết rõ trách nhiệm của mình, yêu nước thương dân, như Lữ Phong và Lý Hiểu Minh. Được như vậy thì dù lãnh đạo CSVN có lệnh bắn cũng chẳng ăn nhằm gì vì khi người cầm súng không tuân lệnh, không bấm cò hay chỉ bắn lên trời thì chắc chắn đó là ngày tàn của Đảng CSVN và là bình minh của Dân Tộc.