Tiên học lễ

Dư luận phản đối vụ đốn hạ 11 cây cổ thụ trăm năm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.

Ông Phạm Minh Hoàng: Nhìn thấy gì qua vụ đốn cây cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ nhận định về: Đề nghị của GS Trần Ngọc Thêm bỏ câu “Tiên học lễ – Hậu học văn” trong các trường học; Vụ đốn bỏ 11 cây cổ thụ trăm năm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; và Mối quan hệ Trung Quốc – Châu Phi qua Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc − Phi Châu.

Bức ảnh chụp hoa hậu Đỗ Thị Hà ngồi trịnh trọng trên ghế trong chuyến về thăm trường, trong khi thầy hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đứng chắp tay “báo cáo” vào sáng 8/12/2020. Ảnh: Tiền Phong

Mạn đàm về văn hóa của người Cộng Sản

Dư luận đang ồn ào vụ cô hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà mang cây đàn T’rưng và bản nhạc “Cô Gái Vót Chông” sặc mùi thù hận “giặc Mỹ cọp beo” sang diễn ở Mỹ – một hành động bị coi là “vô văn hóa,” “ăn cháo đái bát” vào thời điểm chiến tranh đã lùi xa hơn nửa thế kỷ và Hoa Kỳ mới viện trợ cho Việt Nam hơn 20 triệu liều vaccine chống COVID-19. Tất nhiên ai cũng hiểu, cô gái này không được chọn tiết mục biểu diễn mà sự việc được quyết định ở cấp rất cao trong guồng máy chính quyền Hà Nội; nó cho thấy một lối ứng xử cực kỳ ngu dốt và ác độc.

Khẩu hiệu "Tiên học lễ - Hậu học văn" treo ở một cổng trường học. Ảnh: Dân Việt

Trần Ngọc Thêm: Thêm một anh dở chứng!

Về ý niệm đào tạo con người, câu “Tiên học lễ – Hậu học văn” chỉ nói lên nhu cầu giúp cho người đi học biết lễ nghĩa trong đời sống hàng ngày giữa người và người, chứ không phải để tạo ra khuôn mẫu giết chết sự sáng tạo hoặc thần phục một lãnh tụ thần thánh nào đó.

Mặc dù có những ảnh hưởng của Nho Giáo không thể tránh khỏi, nhưng chữ “lễ” trong câu “Tiên học lễ…” của văn hóa Việt Nam không hoàn toàn nằm trong 5 giềng mối tổng quát của đạo Nho gọi là ngũ thường nhằm ổn định nhân tâm trong thời loạn lạc.

Trưởng Ban Tuyên Giáo TƯ Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng XIII tổ chức hôm 24/11/2021 tại Hà Nội. Ảnh: Dân Trí

Phát triển giá trị văn hóa để làm gì?

Mới đây, Ban Tuyên Giáo Trung Ương tung ra cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội…” của ông Trọng hết lời ca tụng xã hội chủ nghĩa. Nay lại bày trò khua chiêng đánh trống tổ chức hội nghị văn hóa để định hướng đất nước phải làm theo nghị quyết của đảng. Rõ ràng là càng ngày đảng CSVN càng coi chỉ có đảng của họ là trên hết và xem thường tất cả các giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là sự mê muội của một đảng cầm quyền, tự cho mình có sứ mệnh độc tôn do lịch sử giao phó.

Chúng ta đang đi theo triết lý giáo dục nào?

Mặc cho các lời hay ý đẹp về quan điểm (hay triết lý) giáo dục từng được nói lên trong những văn kiện ấy, nhưng trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta không nhằm đào tạo ra những con người được phát triển toàn diện với đầy đủ phẩm giá: Có nhân cách, và có khả năng tư duy phê phán độc lập, sáng tạo. Nền giáo dục này đang thực hành kiểu nhồi nhét kiến thức như “chất vào kho;” và khuyến khích sự thụ động, khuôn sáo và tinh thần khoa cử. Điều này trái hẳn với triết lý Giáo dục nhân văn và sáng tạo của nền văn minh hiện đại.

Khẩu hiệu này khá phổ biến ở miền Nam trước 1975, nhưng sau 1975 nó biến mất một thời gian và tái xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 1990 (?). Ảnh: Blog Nguyễn Văn Tuấn

“Tiên học lễ, hậu học văn” còn cần thiết?

Tôi nghĩ giáo dục Việt Nam cần một phương châm mới. Không có cái gì là bất biến. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không mới mà cũng không cũ, nhưng nó có thể bị các thế lực chánh trị lợi dụng (vì sự mù mờ trong ý nghĩa) để kiềm chế sáng tạo của học trò và duy trì sự thống trị của thể chế. Vả lại, khái niệm Lễ và Văn là có từ thời Khổng Tử, nó không còn phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ. Thời đại này đòi hỏi một chuẩn mực đạo đức (ethics) khác thời Khổng Tử. Cái khẩu hiệu đó trói buộc chúng ta vào cái khuôn vàng thước ngọc của Tàu.

Ông Trần Ngọc Thêm đòi bãi bỏ khẩu hiệu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” trong nhà trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Nói thêm về điều ông Thêm không dám nói…

Trong nhà trường miền Nam Việt Nam trước đây, câu cách ngôn “Tiên Học Lễ…” được treo cao bên trên bảng đen mỗi lớp học là để học trò luôn nhớ phải cư xử với người khác theo lễ phép. Đi thưa về trình là lễ. Gặp đám tang phải đứng lại ngả mũ chào là lễ. Thương người khốn khó là lễ… Nói như Giáo Sư Nghiêm Toản mà mới đây một học trò của ông đã nhắc lại: “Chúng ta ngày nay đã theo tân học, chữ Lễ cũng nên hiểu theo thời đại mới. Xã hội đã dân chủ, xã hội không thể không có Lễ, nhưng là Lễ giữa những người bình đẳng, tự do.” Chữ “Lễ” trong một quan niệm như vậy không phải là sản phẩm của Nho Giáo, không hề là lực cản cho sự sáng tạo.