văn học Miền Nam

“Vòng Tay Học Trò,” tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng, một nhà văn nữ miền Nam Việt Nam trước năm 1975, được công ty Nhã Nam ở Hà Nội tái bản năm 2021. Ảnh minh họa: Phạm Hoa/ Thanh Niên

Sức sống của văn nghệ miền Nam Việt Nam

Sau khi xóa sổ Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới từ ngày 30 Tháng Tư 1975, “bên thắng cuộc” đã sử dụng mọi thủ đoạn giam cầm và đàn áp tầng lớp tinh hoa của chế độ, tiêu diệt nền văn hóa giáo dục nhân bản mà miền Nam Việt Nam tạo dựng trong 21 năm độc lập tự chủ (1954-1975). Nhưng mưu đồ tàn bạo đó không thành công. Gần nửa thế kỷ trôi qua, văn hóa nghệ thuật với tinh thần dân chủ tự do của người miền Nam vẫn có sức hấp dẫn và vẫn khiến nhà cầm quyền cộng sản lo sợ.

Ảnh chụp màn hình VOA

Gìn giữ giá trị văn học Miền Nam Việt Nam sau biến cố 30/4/1975

Biết bao nhiêu cuốn sách, bao gồm cả những tác phẩm giá trị của các thế hệ văn chương Miền Nam, bị thu giữ và sau đó đốt tiêu huỷ như cách nói của chế độ mới là “xoá bỏ văn hoá đồi truỵ của chế độ cũ.”

Nhưng không vì thế mà văn học Miền Nam một thời bị xoá bỏ hoàn toàn, khi hàng vài chục năm qua vẫn có những người miệt mài sưu tầm và phổ biến lại nhiều tác phẩm như cách mà bạn bè văn chương gọi vui là đang ‘vá lại linh hồn.’