Tại Sao CSVN Dẹp Bỏ Bầu Cử Trực Tiếp?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những tưởng cái vụ để nhân dân trực tiếp bầu cử chủ tịch xã đã chìm xuồng trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ tư của Quốc Hội khóa XII này, ngày 15/11/2008 vừa qua. Không ngờ mới đây Bí Thư tỉnh ủy Đà Nẵng lại đề cập đến. Từ nhiều năm nay, Nhà nước CSVN đã nói đến chuyện bãi bỏ những Hội Đồng Nhân Dân các cấp quận, huyện, trở xuống và nhất là chuyện để người dân bầu trực tiếp chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp xã. Thực ra thì đây cũng chẳng phải là một bước tiên phong gì trong số các nước còn sót lại trên thế giới, tự nhận mình là đang theo chủ nghĩa Mác Lênin, và chủ nghĩa xã hội lai tư bản. Trung Quốc, một nước XHCN đàn anh của CSVN đã làm công việc này cách đây 20 năm rồi. Nhưng với bản chất vừa coi dân như cỏ rác, vừa sợ tuột tay mất chính quyền, đảng CSVN đã không dám thực hiện những điều họ nói từ cả chục năm nay. Câu hỏi được đặt ra là lý do nào khiến CSVN nay lại nói đến “dân chủ cơ sở” hay “dân bầu trực tiếp lãnh đạo” cấp xã?

Nhiều người còn nhớ, từ năm 1945 CSVN đã khoe rằng chế độ của họ dân chủ gấp ngàn lần các nước theo thể chế dân chủ trên thế giới. Những ai có tối thiểu nhận xét cũng biết dưới chế độ CSVN không hề có dân chủ. Vì thế lãnh đạo đảng và Nhà Nước đã phải viện lẽ chiến tranh để bào chữa cho những hành vi phi dân chủ của họ. Nhưng sau chiến tranh, khi thấy không cần biện bác cho chủ trương độc tài của họ nữa, thì ngay cả cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng bị xóa hẳn hai chữ dân chủ, và đổi thành Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Tiếp theo đó là sự tận dụng chủ trương “chuyên chính vô sản”, mượn danh “giai cấp” để áp dụng chế độ độc tài phi nhân tại miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Mười hai năm sau khi chiếm gọn đất nước và vênh vang với chế độ độc tài công an trị, bỗng một ngày tháng Tư năm 1997, các quan chức CSVN đã bị một cái tát nẩy lửa vào mặt. Đây là một cái tát với cả nghĩa den và nghĩa bóng. Nhân dân Thái Bình, cái nôi của “cách mạng”, đã nổi lên tố cáo tham nhũng, đã chống lại sự đàn áp của bạo quyền, đã truy lùng bọn tham quan Nhà nước, đã chiếm đóng các dinh thự mà bọn này xây cất bằng tiền bóc lột nhân dân. Nhiều tên chạy thoát thân, cũng có tên bị nhân dân kéo ra hỏi tội.

JPEG - 41 kb

Nhà nước Trung Ương vội vàng hội họp tìm cách đối phó. Nghe đâu, cũng như hồi “sửa sai” cải cách ruộng đất, ông Võ Nguyên Giáp, đã về hưu từ lâu, cũng được mời tới họp “cứu nguy”. Tại đây, ông long trọng cảnh cáo: “Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên… nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu”. Sau đó, trong số lãnh đạo Đảng, có kẻ nhất định dùng « bạo lực cách mạng » để trấn áp, có kẻ muốn lùi một bước. Và thế là chế độ đã một mặt đàn áp, bắt bớ những người dân Thái Bình, một mặt cho xuất hiện những từ ngữ mới, như “dân chủ cơ sở”. Có thể nói, nếu không có biến cố Nhân Dân Thái Bình nổi dậy thì chắc còn lâu lắm đảng CSVN mới nói đến dân chủ, dù là dân chủ cấp cơ sở.

Kết quả là sau đó, Nghị Định 71/1998/NĐ-CP hay còn gọi là “Nghị Định ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan” do Thủ tướng thời đó là ông Phan Văn Khải ký tên, đã được ban hành ngày 08/09/1998. Thực chất, nghị định này là bản mệnh lệnh phải tiêu diệt mọi mầm mống dân chủ. Ngay trong điều 1, bản văn này xác định: “Quy chế thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của cơ quan nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức,..”; và giải thích ở điều 2 là ” Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ,…”.

Kể từ đó đến nay, tham quan ở mọi cấp tiếp tục thi nhau cướp bóc tài sản của dân làm giầu cho bản thân và dòng họ. Phong trào khiếu kiện cũng lan ra ngày một rộng hơn và nhiều khi đã quy tụ hàng ngàn người. Nguy cơ của nhiều Thái Bình khác đang lớn dần.

JPEG - 20.6 kb

Vì thế, Nhà nước lại đem ra cái bánh vẽ « dân chủ », và quảng cáo có thể sẽ để dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã. Tất cả các báo trong nước đều đăng tải những cuộc phỏng vấn, bàn thảo về chủ đề này. Cho đến ngày cuối cùng của khóa họp, Quốc Hội đã thảo luận tổ, thảo luận hội trường rất sôi nổi và theo báo chí phản ánh đã có sự đồng thuận cao. Nhưng vào giờ chót, đảng đã ra lệnh cho các đại biểu phải bỏ phiếu “quyết định hoãn việc thí điểm người dân bầu trực tiếp chủ tịch xã, để nghiên cứu cân nhắc thêm, áp dụng vào thời điểm thích hợp khác”. Lý do tại sao?

Theo ông Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc Hội, cho biết thì họ lo ngại là: “không loại trừ đa phần dân cư ở địa phương thuộc một dòng họ, thuộc một gia tộc nào đó, nếu như người ta không công tâm, không vì lợi ích chung mà chỉ bỏ phiếu cho người thuộc dòng họ của người ta…”. Câu giải thích này vừa lộ ra sự coi thường người dân vừa vi phạm vào chính định nghĩa của « dân chủ », mà thực chất chỉ để che đậy nỗi lo âu khác của Đảng. Với tình hình cán bộ địa phương tham nhũng, bạo hành, cướp bóc tràn ngập khắp nơi, nếu để cho người dân chọn lựa thì việc đảng CSVN mất quyền cai trị tại hàng trăm ngàn xã trên cả nước không còn là câu hỏi, đặc biệt tại những xã có đông bà con Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo, Tin Lành đang bị công an trấn áp ngày đêm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.