Tại sao Việt Nam phải ghi nhớ ngày 17 tháng 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguy hiểm nằm trong việc lãng quên một cuộc chiến tàn bạo

Phạm Hồng Sơn, Epoch Times, 15/02/09, Khưu Bình lược dịch

HÀ NỘI—17 tháng 2 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 30 ngày bùng nổ ra cuộc chiến Việt-Trung. Cuộc chiến đó tuy ngắn ngủi –chỉ khoảng chừng một tháng– nhưng rất đẫm máu và tàn bạo khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Nhiều phụ nữ Việt Nam bị hãm hiếp, nhiều phụ nữ và trẻ em bị giết bằng cách chém cho đến chết bằng rìu hoặc dao rừng, và gần như tất cả các cơ sở hạ tầng dân sự ở 6 tỉnh biên giới Việt Nam đều hoàn toàn bị phá huỷ.

Khi tôi viết bài này, thì chỉ còn vài ngày nữa là đến dịp kỷ niệm lần thứ 30 của cuộc chiến, nhưng không có bài báo nào trong các cơ quan truyền thông báo chí chính thức của Việt Nam nhắc nhở về sự kiện quan trọng này. Trong nhiều năm gần đây, truyền thông báo chí chính thức tại Việt Nam đã duy trì một thái độ dè dặt đối với các đề tài dính dáng đến Trung Quốc như hiệp định bí mật về biên giới năm 1999, và các quần đảo hoặc di tích lịch sử chung với hoặc bị chiếm đóng bởi Trung Quốc.

Nhiều nhà tranh đấu và các blogger đã cố gắng lên tiếng cảnh báo về tai hoạ Trung Quốc đều bị bỏ tù hoặc đe doạ. Ðiều rõ ràng là giới lãnh đạo đang cầm quyền ở Việt Nam không muốn tưởng nhớ đến một sự kiện quan trọng như cuộc chiến này; họ đang giữ im lặng và mưu tính bịt miệng người khác trước bộ mặt bá quyền Trung Quốc.

Những nguy hiểm của sự im lặng

Có 3 điều nguy hiểm gây ra từ sự im lặng đó.

Thứ nhất, một mối nguy hiểm đang xảy ra bên trong Việt Nam. Một nhân tố thiết yếu tạo ra tính chính đáng cho sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong 5 thập niên qua là những nỗ lực của họ nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.

JPEG - 37.5 kb
Lính Trung Quốc kiểm tra xác binh sĩ Việt Nam trong trận chiến Việt-Trung 1979. (Nguồn: Quốc Phòng Trung Quốc)

Cho dù có những ý kiến khác nhau như thế nào về hai cuộc chiến lớn trong thế kỷ thứ 20 ở Việt Nam, một với người Pháp và một với chế độ do Hoa Kỳ ủng hộ, thì Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) đã đi tiên phong và trở thành kẻ chiến thắng.

Trong lịch sử lâu dài của Việt Nam, niềm tự hào dân tộc nằm ở chỗ không bao giờ khuất phục trước kẻ tấn công hoặc xâm lược, nhất là trước kẻ xâm lăng truyền thống từ phương Bắc. Một vài lãnh tụ Việt Nam trong lịch sử đã chạy sang láng giềng phương Bắc xin giúp đỡ chống lại các cuộc nổi dậy của quần chúng đều bị lên án một cách nghiêm khắc.

Thêm nữa, chiến thuật của ÐCSVN trong khi họ đang cố tranh giành quyền lực là luôn luôn tìm mọi cơ hội để buộc tội đối phương là hợp tác với kẻ thù bên ngoài. Nhưng trớ trêu thay, bây giờ lại chính là ÐCSVN đang chấp nhận để yên cho đất, biển và các quần đảo của Việt Nam mất vào tay Trung Quốc trong hơn 5 thập niên qua.

ÐCSVN phải biết rằng một sự phẫn nộ đang sôi sục trong quần chúng, hiện đang nhận thức rõ về những nhượng bộ này. Một cựu chiến binh đã từng chiến đấu trong cuộc chiến Việt-Trung hồi năm 1979 mới đây đã viết trong một trang blog cá nhân gọi là Osin: “Cái mà chúng ta gọi là chiến thắng đã phải trả bằng đầu rơi máu chảy… Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi sục sôi tiến về biên giới, đảo vẫn mất mà đất nước lặng im”.

’’ÐCSVN bây giờ đang cố gắng dùng mọi nỗ lực để che dấu sự nhượng bộ của họ đối với kẻ xâm lược phương Bắc. ÐCSVN có thể thành công trong việc bịt miệng người dân tới một mức nào đó, nhưng qua thời gian, với sự yểm trợ của mạng Internet tinh vi, sự thật sẽ đến với từng người một. Và sự im lặng hiện nay sẽ trở nên nguy hiểm như một cái nắp đậy kín trên một cái nồi nóng hổi đang sôi sục.

Những tham vọng của chế độ Trung Quốc

Mối nguy hiểm thứ hai là khuyến khích tham vọng đế quốc của chế độ Trung Quốc. Trung Hoa rất rộng lớn về mặt địa lý và vĩ đại về văn hóa lẫn lịch sử. Trong quá khứ xa xăm, nước Trung Hoa qua hàng thế kỷ đã là một cường quốc. Cho nên một tham vọng để lấy những hình ảnh đã qua của một cường quốc, đem trở lại cho một nước Trung Quốc đương thời thì tự nhiên là một điều dễ hiểu.

Nhưng Ðảng Cộng sản Trung Quốc (ÐCSTQ), độc nhất nắm giữ quyền cai trị Trung Hoa kể từ năm 1949, đã đi theo nhiều đường lối sai lầm đầy tai hại để đạt được tham vọng này. Trong thời kỳ Mao Trạch Ðông từ năm 1949 đến năm 1976, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chính sách hoang tưởng như cuộc “Vận động chống cánh hữu” (1957), chiến dịch “Ðại nhẩy vọt” (1958-1960), và cuộc “Cách mạng văn hóa” (1966-1969). Những chiến dịch vận động này chỉ mang lại sự chết chóc cho hàng chục triệu người và một sự tàn phá to lớn đối với nền văn hóa cổ truyền và môi trường thiên nhiên của Trung Quốc.

Ðặng Tiểu Bình trở thành kẻ kế nhiệm Mao vào năm 1978 và mở cửa cho nền kinh tế Trung Quốc đồng thời tìm kiếm kỹ thuật hiện đại. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ trong mình những mầm mống của một tai ách xảo quyệt, giống như Nhật Bản trong thời đại Meija hoặc nước Ðức trong thời kỳ hậu Thế chiến thứ nhất đã gặp phải. Nước Ðức và Nhật Bản, phát triển thành các nền kinh tế hùng mạnh bằng cách áp dụng các kiến thức và hiểu biết khoa học, cả hai đã từng bị các nền chính trị độc tài hướng dẫn vào một mưu đồ giành quyền làm bá chủ – Thế chiến thứ 2.

Cho nên im lặng hoặc tuân theo thái độ của ÐCSVN trước chính sách bá quyền hướng về phía nam của Trung Quốc có ảnh hưởng thúc đẩy ÐCSTQ mạo hiểm thêm vào một con đường sai lầm đầy tai họa.

Làm mất ổn định

Ðiều nguy hiểm thứ ba là làm mất ổn định nền hoà bình trong khu vực và cả thế giới. Trong quá trình lịch sử lâu dài của các thời kỳ trước đây, chiến tranh không phải là một hiện tượng hiếm có đối với cả hai nước như Việt Nam và kẻ láng giềng phương Bắc. Gần như tất cả mọi triều đại ở Trung Hoa đều thực hiện ít nhất một cuộc xâm lăng vào láng giềng Việt Nam ở phương Nam.

Nhưng các lãnh tụ Việt Nam, cùng với người dân, đã luôn luôn cương quyết bảo vệ chủ quyền và danh dự của đất nước họ, mặc dù các lãnh tụ này phải thực hiện một chính sách ngoại giao khéo léo đối với kẻ láng giềng khổng lồ phương Bắc sau bất cứ chiến thắng nào. Vì thế qua hàng thế kỷ, tinh thần kháng cự của người dân Việt Nam đã tạo ra một bức màn chắn bất khuất bảo vệ cho các quốc gia Ðông Nam Á chống lại sự xâm lăng của phương Bắc. Nhưng giới lãnh đạo đương thời ở Việt Nam hiện nay, ÐCSVN, đã thất bại trong việc bắt chước theo sự khôn ngoan của tiền nhân, và bức màn chắn lịch sử của Việt Nam cung cấp hoà bình cho khu vực và thậm chí cả thế giới đang bị vỡ nát.

Một lối thoát

Trong lúc đang khủng hoảng kinh tế, người ta có thể thờ ơ không lo lắng về bất cứ điều gì khác hơn việc kiếm tiền. Do đó, một cuộc chiến ngắn ngủi như chiến tranh Việt – Trung đã bùng nổ cách đây 30 năm có thể không thu hút nhiều chú ý. Nhưng khát vọng của kẻ tấn công để dành quyền làm bá chủ vẫn còn ác liệt và dường như mạnh mẽ hơn.

Quan trọng hơn, kẻ tấn công hành xử một cách hung hăng không phải chỉ đối với phía bên ngoài mà cả với những người bên trong, khi nhiều nhà tranh đấu dân chủ ở trong Trung Quốc phải đối diện với sự đàn áp. Cũng như có bao nhiêu người Trung Hoa ngày hôm nay đang lên tiếng kêu gọi cho dân chủ, thì cũng có bấy nhiêu người Việt Nam. Dân chủ được chứng minh là giải pháp tốt nhất để dàn xếp bất cứ sự tranh chấp hoặc rắc rối nào mà không cần đến bạo động, đồng thời là guồng máy tốt nhất để xây dựng sự thuận hòa xã hội và thịnh vượng quốc gia trong một nền hòa bình bền vững.

Một bước nhỏ đi về hướng đem lại dân chủ cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc là hãy lên tiếng nói về ý nghĩa của ngày 17 tháng 2.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.