Tâm tình gửi đến các chị Thủy, Nhân và Nghiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi các chị,

Hiện tại em đang ở Sydney, một nơi xa xôi với Việt Nam. Nhưng em luôn nhớ quê hương và mong có thể làm gì đó cho quê hương mình. Ở đâu đó trên đất nước Viêt nam mình luôn có những hình ảnh của những người dân cực khổ, những người nghèo không đủ ăn và những đứa trẻ đang khao khát đươc cắp sách tới trường. Nhưng tưởng một nền kinh tế mở cửa va sự hỗ trợ của các nước bạn, nước Việt Nam phải có nhiều đổi mới và phát triển hơn. Thế nhưng không ít những chuyện không thể tượng của một bộ phận lãnh đạo đã lấy đi của những người nghèo cái mà họ đáng được hưởng. Nghe những chuyện thương tâm của cai chết của người mẹ, người cha, trụ cột trong gia đình hay của những em bé còn quá nhỏ vì do công trình không đủ chất lượng, vì tiền đầu tư đã bị rút bòn. Vì thế, sự dũng cảm đứng lên đấu tranh của các chị đã làm em rất khâm phục. Các chị làm em tin tưởng rằng đất nước Việt Nam vẫn có những người con hiếu với dân như thế, khi mà hiện nay, có nhiều người biết những chuyện nghịch lý, bất công, họ cũng thuong tâm nhưng rồi cũng không dám lên tiếng, thờ ơ sống cho yên thân. Điều đó đã đủ để thấy sự hi sinh cao cả của các chị cho nhân quyền, tự do của nhân dân Viet nam. Cám ơn các chị rất nhiều vì điều đó.

Gửi chị Lê Thị Công Nhân,

Khi nghe về câu chuyện của chị, em đã bắt đầu tìm hiểu thêm tại sao moat người phụ nữ nhỏ bé, bình thường như bao phụ nữ khác lại có thể đầy mạnh mẽ đứng lên vì nhân quyền và phát ngôn cho một Đảng. Em cũng đã từng nghĩ Đảng CSVN la đảng duy nhất nhưng ho lại có quá nhiều quyền lực thao túng, lam những đứa con (4C: con ông cháu cha) ngày càng giàu hơn, con người dân nghèo thì càng nghèo hơn. Thiết nghĩ, can có một Đảng đúng nghĩa cho dân va vì dân hơn. Em rất ủng hộ chị và một Đảng mới. Nghe tin chị đã bị đối xử rất tệ ở trong tù, em hi vọng sức khoẻ của chị đã khoẻ hơn nhiều khi được đoàn tụ với gia đình.

Gửi chị Phạm Thanh Nghiên,

Em là một người con của Hà Nội, và cũng từng chứng kiến những người dân nghèo xếp hàng dài biểu tình ở cổng văn phòng chính phủ, gần lăng Bác. Lúc đó, chỉ là một cô bé còn ngây thơ, chỉ là tò mò thấy sao mà nhiều người quá. Nhưng rồi, khi đã trưởng thành thì cái thắc mắc lại lớn hơn, phải chăng Đảng lãnh đạo đã không làm tròn trách nhiệm lo cho dân khiến họ phải lên tận Hà Nội để đấu tranh cho họ? Có thể nói chị là nhà đấu tranh dân chủ rất dũng cảm. Em rất phẫn nộ khi chị va gia đình của chị bi đàn áp cùng với bản án của chị. Em luôn chúc chị và gia đình mạnh khoẻ, và công lý mau chóng đến với chị.

Gửi chị Trần Khải Thanh Thuỷ,

Từ nhỏ, em đã rất mong mình trở thành một nhà báo như chị. Chị là một nhà báo có tâm với dân với nước. Thiết nghĩ, can có những người dũng cảm như chị, dùng ngòi bút sắc bén lên tiếng chỉ trích Chính phủ đương thời. Cái chính phủ đã chỉ biết đối xử bất công, tàn tệ với chị va gia đình chỉ để che mắt, trừng phạt những người đứng lên như chị. Thật không thể biết nói gì để chia sẻ những gì mà chị phải chịu đựng. Nhưng em xin chị luôn đứng vững và có thể dùng ngòi bút lột rõ bộ mặt thối nát của một bộ phận không nhỏ trong chính phu , và cũng là để cho những người con có hiếu của Viet nam hiểu rõ hơn. Cám ơn chị và mong chị luôn giữ sức khoẻ.

Một lần nữa, em xin chuc các chị và gia đình nhiều sức khoẻ, vững tin khi luôn có những người con xa quê hương ủng hộ các chị.

Em gái

Linh Linh
06/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.