Tân Giáo Hoàng Benedict XVI – Một Sự Tiếp Nối Tự Nhiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rồi sự trông chờ của mọi người trong những ngày qua cũng được đáp ứng. Khói trắng bốc lên từ ống khói tại Vatican và tiếng chuông đổ dồn ngân nga vào 6:00 giờ chiều thứ Ba 19/4/2005, báo hiệu đến toàn nhân loại tin vui của Giáo Hội Công Giáo đầu thế kỷ 21. Hàng chục ngàn người reo hò chào đón tân Giáo Hoàng. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã được bầu chọn là Giáo Hoàng thứ 265, lấy tên thánh là Benedict XVI. Ngài là vị Giáo Hoàng gốc Đức đầu tiên kể từ năm 1523.

Kết quả bầu chọn vào ngày thứ nhì trong lần đầu phiếu thứ tư của hội nghị hội đồng hồng y tuyển chọn Giáo Hoàng đã được ghi nhận là nhanh chóng nhất nhì của thế kỷ qua. Đức Hồng Y Ratzinger là người cố vấn cận kề của Đức Giáo Hoàng John Paul II, và nổi tiếng là “Hồng Y thép” vì những quan điểm bảo thủ trong 24 năm qua. Hai dữ kiện trên cho thấy sự bầu chọn Đức Giáo Hoàng kỳ này sớm được sự đồng thuận của những vị lãnh đạo cao cấp nhất của giáo hội, và có lẽ là cái nhìn chung của người tiền nhiệm – Đức Giáo Hoàng John Paul II. Và từ đó cũng cho thấy hướng chung của Vatican trong thời gian tới sẽ như thế nào.

Cũng cần nói thêm vài nét tiểu sử chính của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Joseph Ratzinger sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Marktl am Inn, Đức Quốc, xuất thân từ một gia đình nông dân ở Lower Baviera. Ông thụ phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1951. Ông học triết và thần học tại Đại Học Munich. Đậu bằng tiến sĩ thần học năm 1953. Năm 1962, ở tuổi 35, ông đã nổi tiếng tại Hội Đồng Toà Thánh Vatican II, và uy tín trong lãnh vực dạy học và viết nhiều tác phẩm. Được Đức Giáo Hoàng Paul VI thăng thành Hồng Y ngày 27 tháng 6 năm 1977. Dưới thời Giáo Hoàng John Paul II, Hồng Y Joseph Razinger lãnh đạo Hội Đồng Giáo Lý của Tòa Thánh và là nhà thần học có uy tín cùng ảnh hưởng lớn ở Vatican. Trong khi Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) là người có chủ trương dung hoà, là người nỗ lực chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng không thành. Cho nên khi lấy tên thánh Benedict, phải chăng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn cho thấy hình ảnh dung hoà đó với mọi người?

Sự bầu chọn lần này làm nhiều người yên tâm rằng Giáo Hội sẽ được một người đầy đủ trí tuệ và đức độ lãnh đạo trong đầu thiên niên kỷ mới này. Nhưng kết quả đó cũng làm cho những người khác thất vọng khi đứng trước những thử thách lớn của thế kỷ 21 mà họ cho là cần phải có sự uyển chuyển để thích nghi, trong khi Hồng Y Razinger là người rất cứng rắn đối với các vấn đề đồng tính luyến ái, linh mục phụ nữ, nghiên cứu tế bào thân.

Nói chung, tân Giáo Hoàng Benedict XVI đang đứng trước những nan đề tồn đọng của người tiền nhiệm. Không duy trì những tín lý truyền thống thì có thể mất chỗ dựa nền tảng, chưa kể không chắc gì có thể làm tốt hơn những gì vị tiền nhiệm đã thực hiện. Nhưng nếu thay đổi thì có thể sẽ mâu thuẫn với chính mình và với giá trị truyền thống của Vatican, chưa kể những trắc trở xảy ra mà có thể mất hậu thuẫn. Thêm vào đó, ở tuổi 78, tân Giáo Hoàng đã 20 tuổi cao hơn người tiền nhiệm khi lên ngôi, là người cao tuổi nhất làm Giáo Hoàng trong 3 thế kỷ qua, nên sức khoẻ chưa chắc đã cho phép Ngài đi được nhiều nơi và với tay đến được nhiều thành phần tín đồ trên khắp thế giới.

Dường như cảm nhận được những lo âu hay mong đợi của mọi người từ chính Ngài, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, trong Thánh Lễ đầu tiên tối Thứ Tư 20/4/2005 với vai trò Giáo Hoàng, Ngài cam kết sẽ cố gắng thống nhất tất cả tín hữu Công Giáo và tiếp tục cải tổ. Ngài nói bằng tiếng Latin: “Sự biểu hiện ý định tốt là chưa đủ. Chúng ta cần có thái độ cụ thể mà đi vào tâm linh và lay chuyển lương tâm…”. Ngài cũng cam kết với các tôn giáo khác: “Tôi hoan nghênh mọi người với sự giản dị và tình thương để bảo đảm rằng giáo hội muốn tiếp tục thảo luận mở rộng và chân thành để đi tìm những tinh tuý của con người và xã hội”.

Có lẽ sự mong đợi từ tân Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ rất cao, là điều bình thường, khi người tiền nhiệm của Ngài đã có công quá lớn cho nỗ lực công lý và hoà bình của thế giới. Vì thế cũng thật là khó và quá sớm để kết luận về vị Giáo Hoàng mà chủ trương sẽ bảo vệ tinh lý truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên đứng trước những thử thách của thời đại, những ai không chấp nhận thất bại tất sẽ quyết tâm đối diện với các vấn đề lớn của nhân loại. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI có đủ đức độ và trí tuệ, nhưng giải quyết các vấn đề hôm nay đòi hỏi thêm khả năng lãnh đạo và nhạy bén chính trị, là những yếu tố giúp cho vị tiền nhiệm thành công.

Đứng trước nhu cầu tâm linh rất lớn hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo La Mã hoàn thành sứ mạng cao cả mà 1.1 tỷ tín đồ trên thế giới nói riêng và nhân loại nói chung đang mong đợi từ Ngài.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.