Tang lễ của Mẹ anh Ba Sàm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng nay ngày 12-01-2015, tại Nhà tang lễ 5 Trần Thánh Tông, cử hành lễ viếng, lễ truy điệu và đưa tang Nhà giáo Hoàng Thị Ái Hoát về nơi an nghỉ vĩnh hằng. An ninh được thắt chặt quanh khu vực nhà tang lễ.

Cụ Hoàng Thị Ái Hoát là thân sinh của Ông Nguyễn Hữu Vinh, một bloggger nổi tiếng hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại Trại giam B14, Hà Nội.

Ông Nguyễn Hữu Vinh sáng lập trang Blog Anh Ba Sàm nổi tiếng được truy cập nhiều nhất trong các blog tiếng Việt trên toàn cầu. Với phương châm: Phá vòng nô lệ, Khai Dân trí – Chấn Dân khí, trang mạng Ba Sàm là một đầu mối thông tin và là chỗ tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến Việt Nam và thế giới mỗi ngày, kể từ năm 2007 đến nay. Ông Vinh bị giam giữ từ tháng 5 năm 2014, ngay sau khi Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 sang xâm lược Việt Nam.

Đông đảo các nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động, dân oan, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, các hội văn bút trong nước và quốc tế đã đến viếng cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát và chia sẻ nỗi đau buồn cùng tang quyến, cách riêng bày tỏ tấm lòng yêu mến và tri ân đối với những cống hiến của Ông Nguyễn Hữu Vinh đối với sự nghiệp Khai Dân trí, Chấn Dân Khí. Đoàn đi thành một khối khoảng gần 200 người, do Giáo sư Huệ Chi và Giáo sư Chu Hảo dẫn đầu.

Chúng tôi thấy có sự hiện diện của các vị nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ: Ông Nguyễn Trung, Ông Bùi Đức Lại, Nhà giáo Phạm Toàn, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Ngô Đức Thọ, TS Nguyễn Quang A, TS Tô Văn Trường, GS Hoàng Xuân Phú, GS Nguyễn Đông Yên, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn Phạm Viết Đào, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, TS Nguyễn Đức Mậu, TS Nguyễn Thanh Giang, Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Nhà báo Kỳ Duyên, Nhà báo Trần Ngọc Kha, Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Hà Huy Sơn, TS Nguyễn Xuân Diện…

Cùng sự có mặt của Dòng chúa Cứu Thế Thái Hà (HN), Bà con Dân oan các tỉnh, Bà con Dân oan Dương Nội, Hội Bầu Bí tương thân, Hội Nhà báo Độc lập, Ban Vân động Văn đoàn Độc lập, Hội Phụ nữ nhân quyền, Con đường Việt Nam, các CLB Bóng đá No U và Hoàng Sa,…

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tự tay viết phong bì và gửi viếng với dòng chữ “Kính viếng Cụ Hoàng Thị Ái Hoát”. Gia đình Tướng TRẦN ĐỘ, CLB Lê Hiếu Đằng, Gia đình Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và nhiều tổ chức, cá nhân gửi vòng hoa và lễ viếng tỏ lòng thương tiếc Cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát.

Từ sáng sớm, khi chưa diễn ra lễ viếng, một số kẻ ăn mặc thường dân đã ngang nhiên rình rập và xông vào phá phách giật băng tang trên các vòng hoa. Bên ngoài, các cửa hàng hoa tang bị cấm không được bán hoa và viết các băng tang cho những người đến viếng thân mẫu Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh.

Một số vòng hoa của Dân oan Dương Nội, Hoàng Sa FC, Hội Bầu Bí tương thân, Hội Nhà báo Độc lập, CLB Lê Hiếu Đằng, Gia đình Tướng Trần Độ…đã bị các lực lượng này của Hà Nội giật bỏ từ ngay nơi đặt làm vòng hoa, hoặc tại sân nhà tang lễ, hoặc có khi là ngay trước linh cữu người quá cố.

Trước giờ lễ truy điệu, một số người lạ mặt đã đòi thu lấy sổ tang nhưng người nhà đã nhanh tay thu lấy và chuyển về gia đình.

Sau lễ truy điệu, nhiều nhà hoạt động, và toàn bộ bà con dân oan các tỉnh đã theo xe đưa tiễn cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát về Đài hóa thân Hoàn Vũ hóa thân vào cõi vĩnh hằng.

JPEG - 39.1 kb
Vòng hoa của các nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Lập – Phạm Xuân Nguyên – Huy Đức do nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đưa đến

JPEG - 49.3 kb
Vòng hoa viếng của Dòng Chúa Cứu Thế (Thái Hà, HN). Vòng hoa này lọt qua tất cả các lần cửa mà không bị giật băng tang, và lại được đưa lên xe chở linh cữu cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát. (Và một vòng hoa khác cũng vậy, đó là vòng hoa của GS Phạm Xuân Yêm (Paris) nữa)

JPEG - 48.9 kb

JPEG - 25.5 kb
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ghi sổ tang

JPEG - 31.1 kb

JPEG - 38.1 kb

JPEG - 28.6 kb
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tự tay viết phong bì viếng tang, và tô đen khung phong bì để tỏ lòng kính tiếc người quá cố. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cùng thời gian với Cụ Nguyễn Hữu Khiếu làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

JPEG - 46.3 kb
Gia đình Bà Bùi Thị Minh Hằng kính viếng

JPEG - 46 kb
NO U FC bị giật mất băng tang, đành sử dụng băng tang tự chế mang sẵn.

JPEG - 32.9 kb

JPEG - 30.4 kb

JPEG - 32.1 kb

JPEG - 29.8 kb
Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) thay mặt gia đình bái tạ bà con dân oan đã đến viếng và tiễn đưa Cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát về nơi hóa thân vĩnh hằng

JPEG - 42.5 kb

JPEG - 21.3 kb

JPEG - 29.6 kb

JPEG - 30.8 kb

JPEG - 30.8 kb

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.