TCBC về các cáo buộc đối với ông Nguyễn Hữu Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí về cáo buộc của Cơ quan An Ninh Điều Tra Việt Nam đối với ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy

 

Ngày 30/10/2014, Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) đã ra Bản kết luận điều tra số 14/KLĐT cáo buộc ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy vi phạm Điều 258, Bộ luật Hình sự và đề nghị Viện kiểm sát Tòa án nhân dân tối cao truy tố trước pháp luật.

Bản kết luận điều tra này nêu rõ ông Vinh và bà Thúy đã đăng tổng cộng 24 bài viết (có danh sách kèm theo) trên hai trang mạng là diendanxahoidansu.wordpress.comchepsuviet.wordpress.com, với mô tả là “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trước thông tin này, Con Đường Việt Nam bày tỏ quan điểm như sau:

1. Nếu tất cả những cáo buộc dành cho ông Vinh và bà Thúy là đúng sự thật như bản Kết luận điều tra mô tả, thì ông Vinh và bà Thúy hoàn toàn không vi phạm pháp luật khi chỉ thực hiện một phần quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách đăng tải lại bài viết của người khác. Quyền tự do ngôn luận đã được quy định rõ tại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn. Quyền cơ bản này không thể bị hạn chế bởi những điều luật mơ hồ như Điều 258, Bộ luật Hình sự.

Điều 258 đã bị các tổ chức xã hội dân sự trong nước cũng như các tổ chức quốc tế lên án vì tính mơ hồ và tính dễ bị lạm dụng để bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền. Trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014, các nước Pháp, Úc và Canada đã khuyến nghị Việt Nam cần phải sửa đổi điều luật này để đảm bảo quyền tự do ngôn luận theo pháp luật quốc tế.

2. Việc bắt giữ ông Vinh và bà Thúy hội đủ các điều kiện bắt giữ tùy tiện theo quy định của Liên Hợp Quốc khi được tiến hành không có căn cứ pháp lý và bản thân họ bị bắt giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận đã được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các công ước quốc tế khác của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên. Con Đường Việt Nam cho rằng, quyết định bắt giữ khẩn cấp đối với ông Vinh và bà Thúy ngày 05/05/2014 cũng đồng thời hoàn toàn trái với quy định về bắt khẩn cấp tại Điều 81, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003

Do đó, chúng tôi yêu cầu Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và tài sản của họ đã bị xâm phạm.

Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu Quốc hội đưa việc hủy bỏ Điều 258, Bộ luật Hình sự vào nghị trình sửa đổi Bộ luật này trong kỳ họp gần nhất và đảm bảo quyền tham gia của người dân.

31/10/14
TM. Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
Phát ngôn viên

Nguồn: FB Con Đường Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…