Thảm Họa Kinh Tế Hoa Kỳ Làm Xáo Trộn Nội Bộ ÐCSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Jonathan Manthorpe, Vancouver Sun 13/10/08,
Khánh Ðăng lược dịch

Thảm họa kinh tế Hoa Kỳ làm xấu hơn sự xáo trộn chính trị ở Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam phải đọc một bài thuyết trình ở Ðại học Quốc gia Úc ngày hôm nay, mặc dù có nhiều khó khăn trong đề tài của ông ta –tình trạng kinh tế của Việt Nam– nhưng có lẽ đó lại là một điều khuây khỏa cho ông ta khi được đi ra khỏi Hà Nội.

Giống như nhiều nhà lãnh đạo quốc gia khác, ông Dũng đang nhìn các chính sách kinh tế mở rộng của mình bị nướng tan trong giòng phún xuất thạch của thảm họa kinh tế Hoa Kỳ.

Nhưng đối với cá nhân ông Dũng thì việc sống sót về mặt chính trị là một vấn đề thúc bách cần thiết hơn so với các nhà lãnh đạo quốc gia khác.

Vai trò lãnh đạo của ông ta đã đang là đề tài của một cuộc tranh cãi dai dẳng và cay đắng ngày càng gia tăng trong nội bộ Ðảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam.

Một phe cánh khá mạnh mẽ trong đảng, do tổng bí thư Nông Ðức Mạnh cầm đầu, đang thắc mắc về sự ngoan cố của ông Dũng về việc chạy theo mô hình của Trung Quốc và đeo đuổi mức tăng trưởng cao, được trả giá bằng tất cả những sự cân nhắc khác.

Ông Dũng trở thành thủ tướng vào năm 2006, đã có thể đỡ gạt được nhiều kẻ phê bình ông ta khi mức tăng trưởng kinh tế cứ vui vẻ tà tà đi tới ở mức 9% hoặc khoảng cỡ đó.

Nhưng năm nay những con số tăng trưởng và tình hình kinh tế Việt Nam đã bắt đầu rẽ ngoặt, thậm chí còn xảy ra trước khi các ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam sang Hoa Kỳ, một thị trường quan trọng, và sự lây lan của thảm họa kinh tế Mỹ đến các thị trường xuất cảng khác của Việt Nam bắt đầu có tác dụng.

Ông Dũng đã giảm bớt sự ước lượng mức tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa trong năm nay xuống còn 7% từ mục tiêu ban đầu là 9%. Nhưng ít nhà kinh tế tin rằng mục tiêu đó thực tế vì mức tăng trưởng chỉ có 6.5% trong 9 tháng đầu năm và triển vọng cho những tháng còn lại thì thậm chí còn tối tăm ảm đạm hơn.

Một số người không tin tưởng ngay cả vào mức tăng trưởng 6.5% —con số do nhà nước đưa ra mới đây— là đúng sự thật và họ cho rằng con số thật sự còn thấp hơn rất nhiều.

Cùng lúc đó nạn lạm phát đã lên đến mức phi mã và hiện thời đang ở mức 30% một năm. Ðể cố gắng kiểm soát mọi sự, nhà nước đã giảm bớt chi tiêu, chẳng hạn như huỷ bỏ trợ cấp xăng dầu, và siết chặt chính sách tiền tệ, mặc dù điều đó không chắc có thể sẽ sống sót vượt qua cơn bão tín dụng đang dồn dập tới.

Vì thế Việt Nam đang sôi sục với sự bất mãn của quần chúng. Ðã có hàng trăm vụ đình công trên toàn quốc trong năm nay, phần lớn là ở các hãng xưởng do người nước ngoài làm chủ và hầu hết tất cả đều ủng hộ việc đòi hỏi tăng lương để bắt kịp với đà lạm phát.

Ông Dũng và phe nhóm của ông ta, cho đến nay, vẫn luôn khẳng định rằng chiều hướng duy nhất giúp cho Việt Nam có thể đứng vững được là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong khi kềm chế sự chi tiêu cuả nhà nước hầu chế ngự lạm phát.

Nhưng tất cả các dấu hiệu chống đối lại các chính sách này hiện đang gia tăng trong hàng ngũ lãnh đạo đảng và sớm muộn gì cũng đe dọa đến vai trò tiếp tục lãnh đạo của ông Dũng.

Hồi đầu tháng này, 160 uỷ viên trung ương đảng đã họp phiên họp thứ ba trong năm nay, một điều xảy ra rất bất thường chứng tỏ rằng có một mối băn khoăn lo lắng và bất đồng cao độ trong giới lãnh đạo.

Theo sau hội nghị trung ương đảng đầu tiên hồi tháng Giêng, có một phiên họp khẩn cấp khác được triệu tập vào tháng Bảy, tiếp nối một sự biểu lộ công khai vào tháng Tư của 14 uỷ viên Bộ chính trị về việc thiếu tin tưởng vào các chính sách kinh tế của ông Dũng.

Ông Dũng có ít phe cánh trong Bộ chính trị và con số ủng hộ đang giảm dần trong uỷ ban trung ương đảng. Trong một đất nước khi sự lãnh đạo tập trung là một yếu tố quan trọng trong chủ trương của đảng, thì bản tính phô trương màu mè của ông Dũng và sự vui sướng rõ rệt của ông ta trong vai trò lãnh đạo nổi bật là những điều gây nhiều mối nghi ngờ nghiêm trọng.

Ông Dũng cũng là một người miền Nam, và do đó vẫn còn lôi cuốn sự ngờ vực của những người miền Bắc là những kẻ đã thắng cuộc chiến Việt Nam vào thập niên 1970s, và họ tin tưởng rằng giá trị đạo đức chính trị nghiêm khắc của họ là yếu tố quyết định để chiến thắng Hoa Kỳ và chính quyền bù nhìn ở Sài Gòn.

Nhưng ông Dũng ít có sự nhượng bộ đối với những xu hướng đã ăn quá sâu vào đầu óc này, tự bao quanh mình với những người đồng hương miền Nam và dường như không quan tâm mấy đến những luồng tham nhũng gây ra từ hậu quả đó. Cả người Úc bản xứ cũng không ưa sự có mặt của ông Dũng tại Úc.

Hội nghị khẩn cấp hồi tháng Bảy đã chấp nhận những phê bình kiểm điểm hồi tháng Tư của Bộ chính trị về ông Dũng và thực chất là đặt các chính sách kinh tế của thủ tướng dưới quyền phủ quyết của đảng. Thực vậy, một vài nhà quan sát tin rằng ông Dũng hiện đang điều hành công việc trong một sự giới hạn và có thể hoàn toàn không còn trực tiếp kiểm soát các chính sách kinh tế.

Phiên họp khẩn cấp trong tháng này của uỷ ban trung ương đảng là để cố gắng nhất trí làm thế nào phản ứng với sự xụp đổ của nền kinh tế Hoa Kỳ vốn có tính nghiêm trọng hơn là chỉ hình dung tưởng tượng như trước đây, và đồng thời, làm sao chống cự lại nạn lạm phát trong nước.

Vẫn chưa được rõ ràng không biết là đã có bất cứ giải pháp nào được đưa ra từ những cuộc tranh cãi trong nội bộ đảng, mặc dù điều đó có vẻ không chắc sẽ xảy ra

Nhưng các vấn đề của các quốc gia đang phát triển còn tuỳ thuộc vào sự phát triển đầu tư và các thị trường trong quỹ đạo kinh tế toàn cầu chuyển động chung quanh Hoa Kỳ, hiện đang đi khá xa ra ngoài sự sống còn về mặt chính trị của một cá nhân.

-o0o-

American meltdown worsens Vietnam turmoil

Jonathan Manthorpe
Vancouver Sun

Monday, October 13, 2008

Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung is due to give a lecture at the Australian National University in Canberra today and despite the difficulties of his topic — the state of his country’s economy — it will probably be a relief to be away from Hanoi.

Like many national leaders Dung is seeing his expansionist economic policies cooked to a crisp in the lava flow of the American meltdown.

But for Dung personal political survival is a more pressing issue than it is for many national leaders.

His leadership is already the subject of a slow but persistent and increasingly bitter debate within Vietnam’s ruling Communist Party.

A strong faction within the party, led by general secretary Nong Duc Manh, questions Dung’s insistence on following the Chinese model and pursuit of high economic growth rates at the expense of all other considerations.

Dung, who became prime minister in 2006, has been able to see off his critics while Vietnam’s economic growth merrily bounced along at nine per cent or so.

But this year the numbers and the mood began to turn, even before the effects on Vietnam’s exports to the United States, a major market, and the American contagion to other Vietnamese export markets began to be felt.

Dung has already cut his estimate of gross domestic product growth this year to seven per cent from the initial target of nine per cent. But few economists believe that target is realistic as growth was only 6.5 per cent in the first nine months of the year and the prospects for the remaining months are even more gloomy.

Some don’t even believe 6.5 per cent growth — the latest government-produced figure — is the truth and think the real number is significantly lower.

At the same time inflation has taken off at a gallop and is now around 30 per cent a year. To try to control things, this government has cut spending, such as gasoline subsidies, and tightened monetary policy, though that may not survive the gathering credit storm.

As a result Vietnam is seething with civil discontent. There have been hundreds of strikes all over the country this year, most of them at foreign-owned factories and almost all to back demands for pay increases to keep pace with inflation.

Dung and his followers have, until now, continued to insist that the only viable course for Vietnam is to keep pushing economic growth while restraining government spending to hobble inflation.

But all the indications are that opposition to these policies are growing within the Communist Party leadership and may soon threaten Dung’s continued leadership.

Earlier this month the 160-member Central Committee of the party held its third meeting this year, a highly unusual occurrence which indicates a high level of anxiety and disagreement among the leaders.

Following the first committee meeting in January an emergency meeting was called in July, which followed a public display of lack of confidence in Dung’s policies by the 14-member Politburo in April.

Dung has few friends on the Politburo and a declining number on the Central Committee. In a country where collective leadership is an essential element of party liturgy, Dung’s flamboyant personality and his evident joy in the spotlight of leadership are matters of grave suspicion.

He is also a southerner, and thus still attracts the mistrust of the northerners who won the 1970s war and believe their stern political morality was the conclusive factor in defeating the United States and its puppets in Saigon.

But Dung makes few concessions to these ingrained tendencies, surrounds himself with fellow southerners and seems unconcerned by the whiffs of corruption that follow in his wake.

The July Central Committee emergency meeting gave a stamp of approval to the Politburo’s April criticism of Dung and essentially put the prime minister’s economic policies under party veto. Indeed, some observers believe Dung is now operating on a very short leash and may no longer have direct control of economic policy at all.

This month’s latest emergency meeting of the Central Committee was to try to agree how to respond to the more serious than previously imagined collapse of the American economy and, still, how to combat domestic inflation.

It is as yet unclear whether there was any resolution of the internal debate, though it seems unlikely.

But the problems of developing countries dependent for advancement on investment and markets in the global economic constellation that revolves around the U.S. now go well beyond the political survival of one man.

jmanthorpe@vancouversun.com

Read Jonathan Manthorpe’s blog at www.vancouversun.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.