Thăng đã phủi Thanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây các bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy thậm chí Huyện ủy và Xã ủy của hệ thống quan lại đảng CSVN không hẹn mà nhiều người để lại khá nhiều tai tiếng trong dư luận thay vì tăm tiếng. Có Bí thư Tỉnh ủy bị hạ sát ngay tại phòng làm việc, có bí thư lấy công quỹ vun bồi tài sản cho bồ nhí, cũng có bí thư bổ nhiệm cả gia đình dòng họ cùng làm quan trong một huyện.

Bên cạnh vụ Trịnh Xuân Thanh tưởng bó tay dưới kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng nhẹ nhàng cao bay xa chạy để lại biết bao ngỡ ngàng cay đắng cho Tổng bí thư Trọng; mới đây Bí thư Thành ủy bắt đầu bị rọi đèn, chuẩn bị một màn trình diễn mới.

Đó là ông Đinh La Thăng, người bỗng dưng thăng lên rất cao từ Bộ trưởng Giao thông Vận tải của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một bước vào hàng 19 ủy viên Bộ chính trị quyền uy bao trùm cả nước. Không ít người ngạc nhiên, nhưng khó ai biết được có sự đổi chác qua lại nào giữa các nhóm quyền lực trong một Đại hội đảng đầy sóng gió hồi đầu năm 2016.

Vốn là một nhân vật chính trị được mô tả là mồm to hơn não, ông Thăng những tưởng yên thân với chiếc ghế cao nhất ở thành phố Sài Gòn, nơi gần như nắm hầu bao cả nước. Ông Thăng bắt đầu nổ lai rai khi đi thăm thú một số quận huyện, hoạch họe người này, cách chức người kia khiến nhiều cán bộ chết rét khi nghĩ đến hai chữ “trảm tướng”.

Nhưng trong những ngày gần đây khi vụ Trịnh Xuân Thanh bùng nổ, Đinh La Thăng bỗng dưng lặn mất. Không nghe ông nói gì về trận mưa nhấn chìm thành phố “hòn ngọc viễn đông” trong biển nước, cũng không nghe ông tiếp tục huênh hoang về dự án lập thành phố thông minh hay kiến tạo một hòn ngọc viễn đông kiểu xã hội chủ nghĩa.

Nhất là sau hai status trên Facebook lan truyền rộng rãi của một Facebooker khá nổi tiếng với những chi tiết cáo buộc thẳng thừng, ông Thăng càng lặn sâu. Dư luận đã nhìn thấy ông Thăng như đang lâm vào thế bủa vây của một âm mưu truy kích đầy tính toán.

JPEG - 109.6 kb

Bí thư Đinh La Thăng được chỉ thẳng rằng chính ông mới là người chịu trách nhiệm liên đới trực tiếp trong vụ Tổng công ty PVC của Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát 3.2000 đồng với các thương vụ mờ ám. Vì vụ bê bối của Thanh trùng hợp trong thời gian 6 năm, từ 2005 đến 2011, mà Thăng lần lượt là chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008), rồi sau đó Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011). Là cấp trên của Thanh, nếu ông Thăng không biết gì về chuyện làm ăn bê bối của cấp dưới quả là chuyện rất đáng nghi ngờ.

Thế nhưng ông Thăng cũng không thể im lặng mãi. Ngày 5 Tháng vừa qua, Bí thư Đinh La Thăng đã có buổi tiếp xúc cử tri ở huyện Củ Chi. Lần đầu tiên ông Thăng đã đề cập đến vụ Trịnh Xuân Thanh khi trả lời thắc mắc của cử tri.

Ông Thăng đã khéo léo lập lại theo kiểu vuốt đuôi rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đưa ra xét xử 6 vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn trong năm nay. Và rằng Trịnh Xuân Thanh “đã bị khởi tố, truy nã toàn quốc và quốc tế để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, làm sao xử lý đúng người, đúng tội”. Ông Thăng nói “nghiêm chỉnh” như một cán bộ đảng liêm khiết suốt đời chưa từng tơ hào một đồng bạc ngân sách.

Đây là phát biểu cạn tàu ráo máng của ông Thăng đối với đàn em Trịnh Xuân Thanh khi khẳng định rằng việc truy tố Thanh là xử đúng người, đúng tội. Nó cho người ta thấy giờ đây Thăng đang co lại thủ thân cho an toàn lúc nào hay lúc ấy, còn việc thất thoát 3.200 tỷ mặc Thanh lo gánh vác trước vành móng ngựa trong tương lai.

Ngày 6 Tháng 10, Thanh tra chính phủ cũng đã quyết định mở cuộc thanh tra Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong 70 ngày. Như thế dù Thanh đang vắng mặt nhưng số phận cũng sẽ được định đoạt cùng với những đồng phạm nếu có. Trước mắt, Vũ Đức Thuận đã bị tống giam sau khi Thanh cao bay xa chạy và tin cho biết Thuận cũng là một đàn em thân tín của Thăng, được ông Thăng kéo về làm trợ lý cho Bí thư. Đây là điều mà người ta có thể nghĩ tới cái mắt xích của ngành dầu khí ràng buộc các quan chức với nhau.

JPEG - 102.3 kb
Nhà báo Nguyễn Như Phong và Lê Bình

Mặt khác, một đợt thanh trừng trong báo chí lề đảng liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh cũng đang diễn ra, hứa hẹn nhiều gay cấn. Người đầu tiên lên giá treo cổ vì dám chọc tức Tổng bí thư Trọng là Nguyễn Như Phong của báo Petrotimes, bị Bộ trưởng Bộ 4T tước thẻ nhà báo sau khi cho đăng lại bài của một tờ báo ở Đức phỏng vấn blogger Người Buôn Gió. Tiếp theo là Lê Bình, một nhà báo nữ phụ trách chương trình “Chuyển động 24h” cũng bị hạ tầng công tác khi sắp đưa lên làm phó tổng giám đốc VTV. Cả hai đều được cho một thời là là đàn em thân tín của Bí thư Thăng.

Rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đang bao vây Thăng sau khi bắt giữ hoặc giáng chức hàng loạt những đàn em thân tín của Thăng. Mẻ lưới lớn giăng ra cho thấy cuộc chiến nội bộ của đảng CSVN đang tiến thẳng vào Sài Gòn, cứ điểm của 3 Dũng và nhóm “lợi ích” dầu khí. Đúng như lời ông Trọng đã từng nói trong một cuộc tiếp xúc cử tri Ba Đình: “vụ việc này còn mở ra nhiều ‘ông’, nhiều đầu mối khác” mà Trịnh Xuân Thanh hay Thăng chưa phải là người cuối cùng.

Và cho dù Thăng có nghĩ tình tới đàn em cũng không thể làm gì hơn là lo bảo vệ cái sinh mạng chính trị của mình đang bấp bênh theo chiều gió. Thăng đành phải phủi Thanh, như phủi một cục nợ khó nuốt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.