Thánh lễ cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm mới bị bắt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tối ngày 26.01.2017 hơn 1000 giáo dân xứ Đông Yên đã thắp nến cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm vừa mới bị cộng sản bắt giam.

Linh mục Phê-rô Trần Đình Lai đã chủ sự thánh lễ và đêm thắp nến cầu nguyện cho anh Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa và chị Trần Thị Nga.

JPEG - 23.5 kb
Cha Phêrô Trần Đình Lai chủ sự thánh lễ cầu nguyện

Các bạn trẻ đã giơ những băng rôn đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Đây là ý nguyện của các bạn của Hóa nhằm nhắc cho mọi người thân phận của những người đấu tranh cho sự thật.

Cần nhắc lại, vào ngày 11.01.2016 công an Hà Tĩnh đã bắt Nguyễn Văn Hoá khi đang đi với cáo buộc tàng trữ chất ma tuý. Tuy nhiên 12 ngày sau gia đình mới nhận được thông báo anh bị bắt theo điều 258 BLHS. Hoá sinh ngày 15/04/1995 tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

JPEG - 20.6 kb

Cũng vậy, Cựu Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Văn Oai đã bị một nhóm 20 tên công an phục kích bắt cóc trên đường 36 thuộc Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An vào khoảng 10h đêm ngày 19.01.2017. Sau một ngày thì gia đình ông Nguyễn Văn Oai được ông Nguyễn Xuân Doãn, Trưởng công an xã Quỳnh Vinh thông báo ông Oai đã bị bắt giữ với 2 tội danh gồm: 1/ chống người thi hành công vụ; 2/ không thi hành bản án quản chế. Tuy vậy, sau hai ngày mất tích thì bên công an đã phải thừa nhận bắt anh Oai theo cáo buộc ” chống người thi hành công vụ”. Gia đình đã cố đi thêm gặp và đòi luật sư cho anh nhưng đã bị từ chối.
Riêng chị Trần Thị Nga bị bắt hôm 21.01.2016 tại nhà với gán ghép theo điều 88 BLHS: tuyên truyền chống nhà nước XHCN. Chị Nga bị bắt vì cho rằng có đăng tải các clip lên tiếng về các vấn nạn xã hội. Vụ bắt giữ có sự tham gia của hàng chục công an và an ninh.

Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ đã lên án vụ bắt giữ này.

Ngoài ra hôm 26.01.2017 Frontline Defenders đã phát động chiến dịch đòi tự do cho anh Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga trên toàn cầu.
Thánh lễ cầu nguyện với đêm thắp nến cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm là tiếng chuông gióng lên về sự khắc nghiệt mà những nhà báo, nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đang phải chịu bách hại từ phía nhà cầm quyền.

Pv GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.