Thay Đổi Danh Xưng, ÐCSVN Chuẩn Bị Nhãn Hiệu Mới?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai chữ “cộng sản” bây giờ bị coi như lỗi thời và có hại cho hình ảnh của đất nước.

By Roger Mitton, Vietnam Correspondent

JPEG - 93.2 kb

Hà Nội: Giới cầm quyền Việt Nam sẽ gặp nhau vào một phiên họp ngày Thứ Hai để xem xét việc có nên thay đổi danh xưng của Ðảng cộng sản Việt Nam hay không.

Ðã có nhiều luồng ý kiến muốn Ðảng bỏ chữ “cộng sản” và quay trở lại dùng danh xưng cũ, Ðảng Lao động Việt Nam, là danh xưng mà “cha gìa dân tộc” Hồ Chí Minh đã dùng, hoặc đổi sang một tên mới chẳng hạn như Ðảng Nhân dân Việt Nam.

Danh xưng hiện tại (của ÐCSVN) đã lỗi thời và có hại cho hình ảnh của nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Giáo sư Edmund Malesky, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Trường Ðại học California thì, “Nhiều người tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác có một sự dị ứng về chữ “cộng sản”, do đó sẽ có nhiều ích lợi hơn nếu Việt Nam tránh xa cái nhãn hiệu đặc thù đó”.

ÐCSVN đã thảo luận vấn đề này một cách kín đáo. Trong phiên họp sắp tới, giới lãnh đạo CSVN sẽ thả nổi một cách công khai ý kiến này để đo lường xem phản ứng của các đảng viên và người dân sẽ như thế nào.

Ông David Koh là một nhà quan sát các vấn đề Việt Nam tại Học viện Nghiên cứu Ðông Nam Á của Tân Gia Ba nói rằng, “Tôi tin rằng vấn đề thay đổi danh xưng đã có sẵn trong đầu óc của vài nhà lãnh đạo Việt Nam. Nhưng cũng như hầu hết các quan điểm chính trị tại Việt Nam, thì tất cả các ngôi sao phải nằm chung một đường thẳng thì sự việc mới xảy ra nhanh chóng được.”

Thật vậy, không có một ai mong là vấn đề sẽ xảy ra mau chóng, nhưng bây giờ sự khởi đầu đang được đưa vào trong tiến trình (thay đổi danh xưng)

Và không có gì là khó hiểu cả.

Nhiêù đảng viên trẻ coi cái nhãn hiệu “cộng sản” đã lỗi thời một cách đáng buồn cười, vì Việt Nam đã và đang ôm chặt lấy chủ nghĩa tư bản trong thập niên vừa qua – và đang tiến lên một cách mạnh mẽ vì nhờ đã làm như vậy.

Ông David Koh nói, “Việc dẹp bỏ cái nhãn hiệu cộng sản sẽ đến nếu ÐCSVN chính thức nhìn nhận rằng sứ mệnh của họ không còn là (tiến lên) chủ nghĩa cộng sản hay đấu tranh giai cấp. Và trong một chiều hướng rộng rãi hơn thì điều này đã được thú nhận một cách lặng lẽ”.

Quả đúng như vậy, ÐCSVN đã thay đổi lý tưởng xã hội của họ, vấn đề đấu tranh giai cấp không còn là một mục tiêu chính, và tất cả mọi người kể cả các đảng viên, đều có thể tham gia vào việc kinh doanh để làm gìau.

Cũng như giới trẻ Việt Nam khi họ muốn tham gia vào việc kiếm tiền dễ dàng để làm giàu, đặc biệt là những người muốn đi tu nghiệp ở nước ngoài, đều cảm thấy rằng bị dán cho cái nhãn hiệu là một tên cộng sản thì không có lợi lộc gì.

Theo Giáo sư Malesky thì, “Tôi biết nhiều chuyên gia Việt Nam rất thận trọng với cái chữ “cộng sản” trên hồ sơ lý lịch của họ khi họ nộp đơn xin học bổng nước ngoài hay xin việc với một công ty quốc tế”

Nhiều người khác cũng cho rằng ước muốn của Việt Nam được hội nhập thêm vào cộng đồng thế giới không có lợi gì khi bị gộp chung vào một nhóm với các nước cộng sản như Bắc Hàn và Cuba, là hai nước đã bị Hoa Kỳ gọi là “tiền đồn của bọn độc tài”.

Giáo sư Giáo sư Malesky nói thêm, “Có lẽ đây không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên mà vấn đề (thay đổi tên của ÐCSVN) được đưa ra, đúng vào lúc mà Việt Nam chuẩn bị ngồi vào ghế của khu vực Á châu trong Hội đồng Bảo an LHQ, và họ có một mong muốn mạnh mẽ trong việc xây dựng quan hệ hữu nghị với một số quốc gia khác nhau.” (Lệ Hà dịch)

****

Name change as Viet party rebrands itself?
The word ’communist’ is now seen as anachronistic and detrimental to nation’s image

- By Roger Mitton, Vietnam Correspondent

HANOI – VIETNAM’S legislators will meet on Monday in a session to consider the possibility of changing the name of the ruling Vietnamese Communist Party.

Sentiment has grown to drop the word ’communist’ and for the party to revert to its former name, the Vietnam Labour Party – which was used by the nation’s founding father Ho Chi Minh – or to change to a new name like the People’s Party of Vietnam. The current name is viewed as an anachronism and detrimental to Vietnam’s international image.

Said Professor Edmund Malesky, a Vietnam expert at the University of California: ’Many people in the United States and other countries have a visceral reaction to the term ’communist’, so Vietnam would be well served by dissociating itself from that particular brand name.’

The party has already debated the issue privately. In the coming legislative session, it will float the idea publicly to gauge reaction among party cadres and civilians.

Said Mr David Koh, a Vietnam analyst at Singapore’s Institute of Southeast Asian Studies: ’I believe that changing the name is already in the thinking of some leaders. But as with most Vietnamese political ideas, all the stars will have to be aligned for it to happen quickly.’

Indeed, no one expects it to occur soon, but a start is now likely to be made on the process.

And it is not hard to understand why.

Many younger party members regard the ’communist’ tag as laughably outdated, given that Vietnam has embraced capitalism over the past decade – and has thrived mightily by doing so. Said Mr Koh: ’Dropping the communist label is likely to come if the party formally acknowledges that its mission is no longer communism or class struggle. And, to a large extent, this has been tacitly admitted.’

Indeed, the party has already moderated its socialist ideology, so that class struggle is no longer a primary objective and everyone, including party members, can take part in business and become rich.

As well, many younger Vietnamese who want to get on the gravy train, especially those who seek expert training overseas, find that being labelled a communist does not help them.

Said Professor Malesky: ’I know that a lot of professional Vietnamese are wary of the term ’communist’ on their resumes when they apply for international fellowships or positions with international companies.’

Others also argue that Vietnam’s desire to integrate more with the global community is not helped by being grouped with communist states like North Korea and Cuba, which have been called ’outposts of tyranny’ by the US.

Said Prof Malesky: ’It is probably not a coincidence that the issue is being raised as Vietnam prepares to take the Asian seat on the UN Security Council and has a strong interest in building relations with a wide-ranging group of countries.’

The Straits Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…