Thấy Gì Qua Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Tại Pháp?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm Chủ Nhật, ngày 22 tháng 04 năm 2007 vừa qua, đã diễn ra tại nước Cộng Hòa Pháp cuộc phổ thông đầu phiếu vòng đầu để bầu tân tổng thống. Theo ghi nhận của truyền thông tại Pháp cũng như quốc tế và cả Việt Nam thì cuộc bầu cử này đã gây khá nhiều ngạc nhiên với những con số kỷ lục.

JPEG - 78.3 kb

Kỷ lục thứ nhất là con số cử tri ghi danh kỳ này đã gia tăng đột biến. Nó hơn kỳ bầu cử cách đây 5 năm đến 3,3 triệu cử tri mà đại đa số ở vào lứa tuổi từ 19 đến 30. Đương nhiên, với đà phát triển dân số thì mỗi năm số cử tri gia tăng. Nhưng con số gia tăng hơn 3 triệu cử tri chỉ trong 5 năm là điều đáng suy nghĩ. Kỷ lục thứ nhì là trên tổng số gần 44 triệu cử tri ghi danh, đã có đến 37 triệu người đi bầu tại 64.030 phòng phiếu trên toàn nội địa nước Pháp, tỷ lệ là 86%. Tỷ lệ này so với những kỳ bầu cử tổng thống trước đây là cao nhất.

Người ta thường nói dân Pháp “lè phè”, không tha thiết đến những vấn đề chính trị của đất nước nên số người không ghi danh và cũng không đi bầu trong các thập niên trước khá cao. Nhưng trước tình hình toàn cầu hóa hiện tại, đã thấy có một sự phục hưng ý thức chính trị của người dân. Qua hai con số kỷ lục nêu trên, người ta thấy rõ ý thức công dân của người Pháp đã thực sự được khơi lên trở lại.

JPEG - 68.9 kb

Kỷ lục thứ ba được ghi nhận là số phiếu thấp nhất từ trước đến nay bầu cho ứng cử viên của đảng cộng sản Pháp. Kỳ này bà Marie-Georges Buffet, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp chỉ được 1,9% số phiếu bầu. Để thấy rõ sự tuột dốc thảm hại của đảng cộng sản Pháp, xin xem lại kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống từ trước tới nay: Dưới nền Đệ Ngũ Cộng Hòa hiện hành, thể thức bầu cử tổng thống Pháp qua phổ thông đầu phiếu tức là cử tri bầu trực tiếp vị nguyên thủ quốc gia, chỉ bắt đầu vào năm 1965. Năm đó đảng cộng sản Pháp không có ứng cử viên.

JPEG - 53.6 kb
Marie-Georges Buffet, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp, chỉ được 1,9% số phiếu bầu.

Đến năm 1969 đảng cộng sản đưa Jacques Duclos ra và đạt được 21,27% số phiếu ở vòng đầu và không được vào vòng nhì. Năm 1974, đảng cộng sản Pháp biết rằng, nếu ra độc lập thì cũng sẽ bị loại ngay vòng đầu, nên đã liên kết với đảng Xã Hội Pháp để tranh cử với hữu phái. Kết quả kỳ bầu cử này, phe tả thất cử. Năm 1981, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp là Georges Marchais lại ra ứng cử tổng thống, vòng đầu đạt 15,35% số phiếu và bị loại không được vào vòng hai. Năm 1988, tổng bí thư Lajoanie đạt 6,76% cũng bị loại. Năm 1995, tổng bí thư Robert Hue đạt 8,64% không được vào vòng nhì. Năm 2002, nghĩ rằng có thể lật ngược thế xuống dốc của đảng, Robert Hue lại ra ứng cử và tỷ lệ ông đạt được lại thảm hại hơn trước. Ông chỉ được 3,37% phiếu bầu cho ông. Năm nay, người kế vị tổng bí thư Robert Hue là bà Buffet còn thê thảm hơn nữa, chưa được 2% phiếu bầu!

Vào năm 1969 ba ứng cử viên có phiếu cao nhất ở vòng đầu là ông Georges Pompidou với 44,47% số phiếu, ông Alain Poher được 23,31% và người thứ ba là ứng cử viên của đảng cộng sản Pháp, ông Jacques Duclos với 21,27%. Đảng cộng sản suýt nữa được vào vòng nhì. Nêu lên tỷ lệ của các ứng cử viển của đảng cộng sản Pháp là để thấy hiện tượng từ 21,27% rớt xuống còn chưa đầy 2% chứng tỏ người dân nói chung và cử tri nói riêng đã ngày càng nhìn rõ bản chất của đảng cộng sản. Đảng này chỉ tuyên truyền lừa bịp bằng những khẩu hiệu mị dân, chứ không có khả năng điều hành quốc gia; mà nếu có nắm chính quyền thì sẽ thiết lập một chế độ độc đảng, độc tài, phi dân chủ. Dân chúng Pháp có cái may là đã đón nhận một số đông thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 80. Họ là những nhân chứng sống vạch mặt bản chất cộng sản cho người Pháp thấy rõ. Họ cũng có cái may là đã chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô và biết được sự thật đau thương sau khi bức tường Berlin bị giật sập. Họ đã hành xử quyền tự do ghi trong hiến pháp của họ, không bỏ phiếu cho những ứng cử viên cộng sản, dù là cộng sản chính hiệu hay cộng sản trốt-kít hay cộng sản cực tả.

JPEG - 99.3 kb
12 Ứng Viên Tổng Thống sau vòng bầu cử đầu tiên.

Tại Việt Nam, trong những ngày này, CSVN cũng đang ráo riết chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XII. Theo dõi tin tức qua báo đài Nhà Nước cũng như quốc tế, người ta thấy rõ, nó không giống như cuộc bầu cử tại Pháp hay tại các nước trên thế giới. Những người mệnh danh là “ứng cử viên” thực chất chỉ là những “đảng cử viên” vì họ đều do đảng cộng sản là đảng duy nhất đưa ra. Những người có thể tạm gọi là những “ứng cử viên” là những người tự ứng cử, thì than ôi, bằng mọi mánh khóe “hợp pháp” hay phi pháp, CSVN đã loại số đông họ ra khỏi danh sách ứng cử viên. Cụ thể, sau cái trò hề “hội nghị hiệp thương 3”, từ con số 238 người tự ứng cử lúc đầu, 203 người đã bị CSVN loại ra và hiện chỉ còn 30 người.

JPEG - 43.2 kb

Bầu cử như thế không còn ý nghĩa gì cả. Đồng bào ta nên phát huy ý thức công dân để không chấp nhận trò hề dàn dựng bầu cử Quốc Hội của CSVN. Chính quyền CSVN sẽ bắt buộc đồng bào đi bầu để có tỷ lệ cao. Nhưng quyền sử dụng lá phiếu là quyền tự do phát biểu ý kiến của mình. Đồng bào chỉ bầu cho những người mình biết chắc chắn là người tốt, vì dân vì nước. Không bầu cho những người mình không biết rõ, dù là có quyền cao chức trọng trong bộ máy đảng hay Nhà Nước CSVN. Nếu không thấy ai xứng đáng để bầu thì cứ việc bỏ lá nguyên phiếu vào phong bì mà bỏ vào thùng phiếu. Đó là cách cử tri thực hiện quyền công dân của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.