Thế Liên Minh Dân Tộc Hôm Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên minh dân tộc là từ ngữ ngày nay để đặt tên cho một hiện tượng đã xảy ra bao lần trong lịch sử đất nước Việt Nam. Đó là sự kiện toàn dân hợp lòng, muôn người như một, tập trung vào những mục đích chung của đất nước, đặc biệt khi phải đối diện với các đại nạn sinh tử cho cả dân tộc.

Có những liên minh dân tộc được khởi xướng và lãnh đạo bởi những vị vua vị tướng hết lòng vì đất nước như dưới thời nhà Trần. Nhưng ngay cả khi không có một triều đình lo nghĩ đến đất nước, như các vua quan cuối đời nhà Nguyễn, liên minh dân tộc vẫn hình thành do chính người dân chủ xướng và tập hợp quanh những nhà lãnh đạo yêu nước đứng lên giữa lòng quần chúng. Vì vậy, có thể nói liên minh dân tộc là tiến trình tự nhiên của nỗi dằn vặt từ lòng yêu nước và sự xót xa của tình đồng bào trước giờ phút bùng lên thành hành động. Qua liên minh dân tộc, sự tập trung tuyệt đối vào mục tiêu của đất nước có khả năng nâng từng cá nhân vượt lên trên sự sợ hãi của riêng mình và nhờ đó mà liên minh dân tộc Việt Nam, trong suốt giòng lịch sử, đã là những cơn bão khủng khiếp cho những kẻ dám chống cự lại.

1. Liên Minh Dân Tộc Trong Lịch Sử Việt Nam Cận Đại:

Hơn ai hết, những người Cộng Sản, Việt Nam và Quốc Tế, hiểu rõ sức mạnh của lòng yêu nước và tận dụng sức mạnh này. Chính vì vậy mà Vladimir Lenin đã viết chính thức vào cẩm nang và chỉ thị cho cán bộ, cách riêng là cán bộ thuộc các nước thuộc địa, phải dùng Chủ Nghĩa Dân Tộc làm phương tiện tạo đầu cầu và bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Ông Hồ Chí Minh, một người cộng sản quốc tế thuần thành được huấn luyện nhiều năm tại Mạc Tư Khoa dưới thời Stalin, đã triệt để áp dụng chiến lược này khi trở về Việt Nam suốt giai đoạn chưa nắm quyền. Từ hình ảnh “Cha già dân tộc” đến tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Việt Nam để thành lập một chính phủ của toàn dân, các chi tiết được chăm sóc tận tình và phóng lớn qua bộ máy tuyên truyền nhằm đánh bóng lớp sơn dân tộc của “bác hồ”. Kết quả là một liên minh dân tộc vào thời đó đã được hình thành đứng dưới sự lãnh đạo của các cán bộ cộng sản dấu kín tông tích, qua hình ảnh ’Việt Minh’. Chính liên minh dân tộc này đã trở thành nấc thang cho đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện và tiến lên nắm quyền sau khi thành công trong việc cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945.

Nhưng khi một đảng Cộng sản đã lên nắm quyền thì ngòi bút Lenin viết tiếp: Nhà nước Công Nông phải dẹp bỏ Chủ Nghĩa Dân Tộc, Chủ Nghĩa Yêu Nước tiểu tư sản vì chính nó làm chậm bước tiến lên thế giới đại đồng; ranh giới quốc gia đi ngược với chiều hướng phát triển quốc tế cộng sản. Tình yêu nước kể từ đó phải lồng trong — nghĩa là phải đứng sau — tình yêu giai cấp. Chủ trương này được gói trọn vẹn trong khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Hiển nhiên trong môi trường này liên minh dân tộc không có chỗ đứng vì lòng yêu nước thuần túy, nền tảng của liên minh dân tộc, bị xem là “hủ lậu”, “lãng mạn tiểu tư sản”, “thiếu cách mạng”, thậm chí “phản cách mạng” vì sai với chủ trương của đảng.

Tuy nhiên, chủ trương loại bỏ lòng yêu nước thuần túy chỉ được thực hiện một phần tại miền Bắc trong thời gian 1954 – 1975 vì vẫn còn nhu cầu vận động dân chúng miền Bắc vào cuộc chiến “giải phóng đồng bào ruột thịt Miền Nam”. Lòng căm thù “đế quốc Mỹ xâm lược” và hình ảnh đồng bào miền Nam ruột thịt đang “rên xiết dưới gót giày Mỹ Ngụy” lại được phóng lên để vận động cho sự kết đoàn của toàn dân vào cuộc chiến mới. Hình ảnh ’bác hồ’ đánh nhịp điều khiển ban nhạc hợp ca bài Đoàn Kết, Đoàn Kết, Đại Đoàn Kết được lập lại gần như hàng ngày trên khắp miền Bắc suốt mấy thập niên. Một lần nữa, khai thác lòng yêu nước của hàng triệu thanh niên miền Bắc Việt Nam để “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu miền Nam”, đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công và biến thành nấc thang thứ hai hầu nắm quyền trên cả nước.

Có thể nói tháng 4 năm 1975 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày thành lập, đảng Cộng sản Việt Nam không cần đến khối dân tộc để duy trì hay mở rộng quyền lực nữa. Thế là kế hoạch cải tạo đất nước và xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa được tiến hành với vận tốc tối đa, trong đó cả lòng yêu nước thuần túy lẫn tình liên đới đồng bào đều không còn chỗ đứng. Mọi loại giá trị truyền thống dân tộc được diễn dịch qua lăng kính giai cấp và nếu cần thì bị thay thế hẳn bằng các biểu tượng cách mạng vô sản. Cùng lúc đó, không một loại liên kết hàng ngang nào trong xã hội được chấp nhận, mà chỉ có một loại liên kết với đảng Cộng sản ở trung tâm, qua hình thức Mặt Trận Tổ Quốc. Ngay cả các hành động từ thiện nhỏ nhất như cứu lụt của các tôn giáo cũng bị cấm, và ngay cả những người thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũ muốn tề tựu lại với nhau đều bị cấm, theo dõi và cẩn mật đề phòng. Tình liên đới hàng ngang giữa con người trong cùng một nước hoàn toàn bị xóa bỏ bởi không khí ngờ vực lẫn nhau trong từng cơ quan, từng khu phố, và thậm chí trong cả gia đình.

2. Nỗ Lực Khôi Phục Liên Minh Dân Tộc Tại Việt Nam Trong Những Năm Qua:

Phải chờ đến khi Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Xô Gorbachev cắt mọi nguồn viện trợ cho các nước cộng sản đàn em vào năm 1986, những người cầm quyền tại Hà Nội mới bắt đầu hạ giọng “cởi trói” cho thành phần này, “mở cửa” cho loại sinh hoạt kia. Và chỉ sau khi Liên Xô và khối Cộng Sản Đông Âu tan vỡ vào đầu thập niên 1990, đảng Cộng Sản Việt Nam mới thực sự mất hết hy vọng về những đế quốc cộng sản do Liên Xô hay Trung Quốc lãnh đạo, và mới bắt đầu ôm chầm lấy các hình ảnh tổ tiên, anh hùng dân tộc, lịch sử, văn hóa nguồn cội, v.v…. sau nhiều năm coi tất cả là tàn dư phong kiến để hoặc phá hủy hoặc bỏ mặc trong bụi bặm.

Câu hỏi được đặt ra là liệu đảng Cộng sản Việt Nam có quấn lại được vào mình lá cờ dân tộc hay không?

Liệu những sắc lệnh tổ chức Huế Festival, mở lại ngày Hội Đền Hùng, sửa đường lên chùa Hương, v.v. có đủ để thuyết phục một tập hợp dân tộc khác làm bệ quyền lực mới cho đảng trong giai đoạn chuyển tiếp khó khăn sang thể chế độc tài tư bản đỏ hôm nay?

Với chủ trương rập khuôn Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Hà Nội hiện nay, người ta có thể nhìn vào những nỗ lực của Bắc Kinh trong lãnh vực này để biết những gì sẽ xảy ra tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Sau khi chính thức rời xa chủ nghĩa cộng sản với việc công nhận quyền tư hữu và mời thành phần tư sản vào đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ không còn có thể dùng chủ nghĩa này để vận động và tập hợp dân chúng như trong quá khứ. Thay vào đó, kể từ đầu thập niên 90, Nhà Nước bắt đầu nhấn mạnh đến nỗi “quốc nhục” của Trung Hoa bị các cường quốc xâu xé vào cuối đời Mãn Thanh, cách riêng là những tội ác tày trời của đoàn quân Nhật Bản tại Nam Kinh, để kích động dân chúng tập hợp sau lưng Đảng với mục tiêu rửa nhục cho Trung Quốc. Phong trào đã thực sự bùng lên cùng với chiến dịch vận động tổ chức Thế Vận Hội đầu thiên niên kỷ tại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, phong trào ái quốc này lập tức tạo những lo lắng mới cho những người cầm quyền. Họ muốn khích động nhiệt tình yêu nước trong giới trẻ nhưng lại cũng sợ giới trẻ “yêu nước quá” để rồi lại phát sinh một vụ Thiên An Môn khác. Khi có nhu cầu chính trị như trong vụ phản đối máy bay Mỹ đụng chiến đấu cơ Tàu vào đầu năm 2001, Bắc Kinh khuyến khích thanh niên sinh viên kéo đến biểu tình ném đá vào sứ quán Mỹ nhân danh “quốc nhục”; nhưng khi các chủ hãng ngoại quốc đối xử bất công với công nhân Trung Hoa hoặc khi các hãng ngoại quốc trúng thầu với chính phủ trên đầu các hãng nội địa thì các tiếng nói phản đối trong giới trí thức, sinh viên bị dập tắt ngay. Hiển nhiên người ta không thể yêu nước nửa chừng hay yêu nước theo sự đóng mở của chính quyền như một vòi nước, và với thời gian dân chúng nhận ra dần ý đồ lợi dụng của Đảng cho những ý định riêng, nên phong trào này đến nay hầu như không còn tác dụng.

Tương tự như vậy, người dân Trung Quốc cũng không thể yêu đồng bào mình nửa chừng hay chỉ yêu những đồng bào nào mà Đảng gật đầu cho phép. Việc buộc dân chúng nhắm mắt làm ngơ trước những cảnh đàn áp thô bạo của công an, như cảnh đánh đập vào đầu, vào mặt cả phụ nữ và những người già theo Pháp Luân Công tại những nơi công cộng dù họ không hề chống cự, tiếp tục giết chết lòng liên đới giữa những con người trong xã hội. Hơn thế nữa, như trong mọi chế độ độc tài khác, đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rêu rao chứ không dám phục hồi tình liên đới thực sự giữa con người trong xã hội vì lo sợ sẽ tạo ra những mảng chống đối.

Khi chính đảng ra tay dập tắt lòng yêu nước và ngăn chặn tình đồng bào, thì chắc chắn đảng ấy không thể tập hợp dân tộc, và lại càng không có hy vọng kéo tập hợp ấy vào sau lưng mình. Có thể nói khi Bắc Kinh chỉ còn cách khích lệ dân chúng bằng khẩu hiệu làm giàu cho cá nhân mình là vinh quang, họ đã thú nhận thất bại hoàn toàn trong nỗ lực vận động tư tưởng.

Dĩ nhiên nếu công thức này được đưa vào áp dụng tại Việt Nam, các lãnh tụ tại Hà Nội sẽ phải đối diện những vấn nạn tương tự. Nhưng khó khăn hơn nữa cho đảng Cộng sản Việt Nam là việc 3 đời Tổng Bí Thư và toàn nhóm Tổng Bộ Chính Trị đồng lòng dâng nhượng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc. Hành động bất chấp dân tộc này đã xóa sạch hình ảnh yêu nước mà hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam đã gầy dựng. Thêm vào đó, tiếng nói chân thực của ông Bùi Minh Quốc, bà Dương Thu Hương, và hàng ngàn cựu chiến binh đang vạch rõ dần sự lợi dụng của đảng Cộng sản Việt Nam đối với lòng yêu nước của họ trong cuộc chiến quá khứ, mà thực chất chỉ để bành trướng quyền lực cho đảng và làn sóng cộng sản. Ngoài ra, tiếng nói lương tâm của những người từng nằm trong guồng máy cai trị như các ông Bùi Tín, Lê Hồng Hà, Trần Độ, v.v. cũng đang vạch rõ dần bản chất của đảng là chỉ phục vụ đảng chứ không vì dân mà cũng chẳng vì nước.

Với thành tích và bản chất đó, sẽ chẳng bao giờ còn có một liên minh dân tộc nào nữa đứng sau lưng đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Vai Trò Của Một Liên Minh Dân Tộc Đối Với Tương Lai Việt Nam:

Nỗi khó khăn cho đất nước chúng ta là giữa lúc mọi người đang thấy rõ dần những lừa bịp và lạm dụng lòng yêu nước của đảng Cộng sản Việt Nam đối với liên minh dân tộc trong quá khứ thì cũng là lúc mà đất nước chúng ta rất cần một liên minh dân tộc mới để vượt qua cơn quốc nạn hôm nay và vươn lên ngày mai.

Điều hiển nhiên đầu tiên là chế độ độc tài với tất cả những tiêu cực và khổ đau đã thấy sẽ tiếp tục tồn tại nếu không có một liên minh dân tộc đủ mạnh để tháo gỡ nó. Trong tình hình hiện nay không một cá nhân hay đoàn thể riêng lẻ nào có thể làm được công việc này. Với một liên minh dân tộc đúng nghĩa và đủ lớn rộng, không những chế độ độc tài có thể gỡ bỏ được mà sự thay đổi còn có thể diễn ra không cần đổ máu. Đó là thực tế đã xảy ra trong cuộc Cách Mạng Nhung tại Tiệp Khắc.

Kế đến, một liên minh dân tộc vô cùng cần thiết để chữa trị các tật bệnh trầm trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay, từ nạn tàn phá môi sinh, băng hoại luân lý trong xã hội đến nạn ung thư tham nhũng, cướp phá tài nguyên quốc gia, v.v… Những căn bệnh này đã tràn lan vào từng ngõ ngách của đời sống và vượt quá khả năng giải quyết của một chính quyền, dù là chính quyền biết lo cho nước cho dân. Thang thuốc cho đất nước và xã hội Việt Nam đòi hỏi sự đóng góp của mọi thành phần dân tộc đồng loạt và rộng khắp.

Một khi vượt qua các căn bệnh hiện tại, đất nước cũng không thể bắt kịp thế giới bên ngoài nếu không được đẩy bởi một liên minh dân tộc, cùng chấp nhận những hy sinh giai đoạn trong một số lãnh vực để dồn sức phát triển đất nước có kế hoạch lớp lang. Nếu không có sự đồng lòng của toàn dân và để mặc cho tình trạng phát triển rừng rú hiện tại tiếp tục trên căn bản mỗi cá nhân tập trung làm giàu tối đa cho mình, những cảnh “phá thẳng tay, cướp bán tất cả những gì có thể, và lừa tất cả mọi người khi có cơ hội” sẽ tiếp tục cột chân đất nước trong vòng những nước đói nghèo nhất thế giới.

4. Điều Kiện Cần Có Để Hình Thành Và Duy Trì Một Liên Minh Dân Tộc

Trước nhu cầu phải có một liên minh dân tộc để đưa đất nước ra khỏi bế tắc hiện tại và trước sự phá sản tinh thần toàn diện của chế độ độc tài hiện tại, dân tộc Việt Nam không còn chọn lựa nào khác ngoài nỗ lực tự đứng lên tạo dựng liên minh này như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử dân tộc. Đây là phản ứng tự nhiên và truyền thống của dân tộc, phát xuất từ sự thôi thúc của lòng yêu nước và yêu giống nòi.

Tuy vậy, trong quá khứ cũng đã có những nỗ lực liên kết bất thành. Học hỏi từ những kinh nghiệm này, các đoàn thể và nhân sĩ đang vận động cho một Liên Minh Dân Tộc (LMDT) mới đang tiến dần đến một số điều kiện cơ bản chung như sau:

- LMDT mới phải đặt căn bản trên lòng yêu nước và tình liên đới thực sự giữa đồng bào với nhau. LMDT này không đơn thuần là một liên minh chính trị. Trong khi các liên minh chính trị chỉ có tính ngắn hạn để vượt qua một cuộc bầu cử hay hoàn tất một nhiệm kỳ, LMDT là sự liên kết dài hạn để thay đổi tương lai của cả đất nước. Và trong khi các liên minh chính trị chỉ dựa trên những hứa hẹn êm tai hời hợt, LMDT đòi hỏi sự cảm thông và tin tưởng sâu xa để cùng chấp nhận những chọn lựa khó khăn vì lợi ích lâu dài của đất nước. Chính LMDT cũng sẽ là hạt nhân phục hồi tình liên đới giữa người Việt Nam với nhau trên toàn đất nước và khắp 5 châu.

- LMDT mới phải được xây dựng trên căn bản Hòa và Đồng. Các thành viên LMDT không nhắm tiêu diệt hay xoá tên nhau. Không thành viên nào phải lo ngại bị hòa tan. Mọi sự hòa nhập, nếu có, đều dựa trên căn bản tự nhiên và tự nguyện. Chính LMDT này sẽ là mẫu mực cho xã hội Việt Nam tương lai.

- LMDT mới phải tôn trọng nguyên tắc dân chủ. Mọi thành viên dù lớn hay nhỏ đều có tiếng nói. LMDT sẽ dựa trên một số luật lệ vận hành do mọi thành viên cùng hội ý đề ra, chứ không đơn thuần dựa vào cá nhân. Từ đó tránh được thói quen chờ đợi minh chủ hay tranh giành vị trí minh chủ.

- LMDT mới phải tôn trọng nguyên tắc đa nguyên. Mọi thành viên coi những khác biệt ý kiến là điều bình thường miễn là không đi ngược lại những mục tiêu chung; nhưng cùng lúc không chấp nhận những ý kiến mang tính vu cáo, bôi xấu, chia rẽ, phát xuất từ lòng ganh tị, thù hằn.

Đó là những yếu tố tối thiểu để duy trì sự lâu bền và hữu hiệu của một liên minh dân tộc trong trận thế đấu tranh ngày nay.

5.Kết Luận:

Đất nước Việt Nam đứng trong vũng bế tắc hiện tại đã quá lâu. Sau nhiều năm bàn bạc, người Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại đều đã nhận ra nhu cầu phải xây dựng Liên Minh Dân Tộc Việt Nam của thiên kỷ mới. Hòa Thượng Thích Quảng Độ, ứng viên giải Nobel Hòa Bình đã tóm tắt ước vọng và sứ mạng này như sau:

“Để đối trị xu thế độc đảng và chuyên quyền, cần hình thành một liên minh dân tộc bao gồm mọi khuynh hướng chính trị và tôn giáo làm nền tảng cho một chính quyền dân chủ đa nguyên. Cụ thể là bỏ điều 4 trên Hiến pháp hầu xác định vị trí tối thượng của văn hóa và tư tuởng Việt khởi phát từ thời đại các Vua Hùng, đồng lúc tạo cơ sở cho sự hình thành và ra đời của liên minh dân tộc này ;

Để đối trị chế độ độc tài toàn trị, cần thực thi toàn vẹn những công ước quốc tế liên hệ đến nhân quyền, đến các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Cụ thể là ban hành tự do lập hội không thông qua Mặt trận Tổ quốc, một công cụ tay sai của đảng Cộng sản ; tự do ngôn luận không thông qua lý luận hay tư duy toàn thống Mác – Lê ; tự do báo chí do tư nhân điều hành và độc lập với đảng Cộng sản ; tự do nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi người lao động. Các tự do căn bản này là nền tảng bảo đảm cho sự phát biểu các ngưỡng vọng và quyền sống của nhân dân ;

Để đối trị xu hướng vọng ngoại, từ ý thức hệ đến các cơ cấu tổ chức xã hội, cần phát huy nền văn minh truyền thống Việt Nam, một nền văn minh biết tiếp thu và dung hóa tinh hoa của các luồng văn hóa nhân loại.”

Thời điểm vào cuộc cho cả dân tộc Việt Nam đã bắt đầu!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.