Play Video
Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on whatsapp
Share on email

Thiếu nhân công kỹ năng cao, Việt Nam bỏ lỡ cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Một bài viết mới được đăng trên Reuters đã có nhận xét rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đưa đến tình trạng các công ty dời cơ sở sản xuất sang Việt Nam đang tranh giành người lao động kỹ năng cao, khiến tình trạng khan hiếm loại nhân công này thêm trầm trọng và khiến nhiều người kêu gọi Việt Nam phải khẩn cấp cải tổ hệ thống giáo dục để giải quyết vấn đề này.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 21,5% trong 8 tháng đầu năm nay, nhiều công ty lớn như Alphabet và Nintendo đã thông báo các kế hoạch mở cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Các thỏa thuận thương mại của Hà Nội, bao gồm Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam – EVFTA đã ký gần đây với Liên Minh Châu Âu, cũng đã trở thành một sự thu hút các công ty mở cơ sở sản xuất ở Việt Nam.

Reuters trích lời ông Jef Stokes, đại diện của Maxport, một công ty sản xuất quần áo đặt cơ sở tại Việt Nam cho biết, nhân công không trình độ có rất nhiều, nhưng ngay cả một công nhân ở cấp cơ bản nhất, cũng cần được đào tạo trong ít nhất là 6 tháng. Theo các công ty tuyển dụng cho biết, trước giờ, đội ngũ nhà quản trị, kỹ sư, nhân viên ngành công nghệ cao không đáp ứng đủ nhu cầu, nay với những yêu cầu mới từ những công ty “tỵ nạn chiến tranh thương mại”, nhân công trình độ cao lại càng khan hiếm.

Theo tập đoàn tư vấn tuyển dụng đa quốc gia ManpowerGroup, chỉ có 12% lực lượng lao động 57,5 triệu người ở Việt Nam là nhân công có trình độ cao.

Các nhà phân tích do Reuters trích dẫn đều cho rằng tình trạng khan hiếm nhân công trình độ cao chính là do thiếu cải tổ trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Năm 2015, ở cấp trung học, Việt Nam được xếp thứ hạng 8/72 về môn Khoa học trong Việt Nam đứng thứ 21, qua mặt cả Hoa Kỳ và phần lớn các nước châu Âu. Tuy nhiên, ở cấp đại học thì kết quả khác hẳn. Chỉ có 28% trong nhóm tuổi 18-29 ở Việt Nam là theo học đại học, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 43% và ở Malaysia là 48%.

Năm 2016, chính phủ Việt bảng xếp hạng PISA và trong bảng xếp hạng chung, Nam đã công bố chiến lược phát triển lực lượng lao động lành nghề để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế và đưa đất nước lên ngang tầm với phần còn lại của khu vực ASEAN. Tuy nhiên kể từ đó, có rất ít thông tin về chiến lược này được công bố.

Reuters trích lời ông Adam Sitkoff, Phòng Thương mại Mỹ ở Việt Nam, cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy là hệ thống giáo dục của Việt Nam đã lỗi thời và sinh viên tốt nghiệp không có ngay những kỹ năng mà khu vực tư nhân cần đến. Ông Sitkoff cho rằng, chính phủ Việt Nam cần phải đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống giáo dục, nhất là ở cấp đại học và các trường dạy nghề.

Một ví dụ làm nổi rõ tình trạng thiếu cải tổ trong ngành giáo dục đó là các sinh viên đại học ở Việt Nam vẫn tiếp tục bị buộc phải học môn lịch sử đảng và tư tưởng HCM. Reuters trích lời ông Nguyễn Bắc Chương, một giảng viên môn Tư tưởng HCM ở Đại Học Y Khoa Hà Nội, nhìn nhận rằng cách dạy về tư tưởng HCM và lịch sử đảng đã lỗi thời và không thực dụng.

Cuối cùng thì, không biết là ông Nguyễn Phú Trọng có phải đã bị lú lẫn thêm hơn sau lần bị đột quỵ hay không, khi mà vừa bắt sinh viên học cái thứ tư tưởng, cái thứ chủ nghĩa đã bị cả thế giới vứt bỏ, lại vừa ban hành nghị quyết tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 để biến Việt Nam thành một nước “chỉ số đổi mới sáng tạo dẫn đầu thế giới”, thành “trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh” thuộc nhóm dẫn đầu ở Châu Á… Lú như thế này thì làm sao lấy lại được lòng tin của nhân dân.

Youtube Việt Tân