Thỉnh Nguyện Thư Kính Gởi Tòa Thánh Vatican

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

V/v:
a) Sự “đồng thuận” của Toà Thánh Vatican về vụ CSVN xử án “bịt miệng” đối với Cha Lý.
b) CSVN tước đoạt quyền tự do tôn giáo của Cha Lý ở trong tù và của Giáo Hội.

Kính gởi: ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Nhờ chuyển giao: Đức Cha Chủ Tịch Văn Phòng Thư Ký của Đức Thánh Cha.

Kính lạy Đức Thánh Cha,

Con ký tên dưới đây là Nguyễn Học Tập, đại diện cho Phong Trào Pax Romana Việt Nam, với các thành viên ở nội địa Việt Nam và trong nhiều Quốc Gia trên thế giới, thân hữu của Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ, xin được kính trình đến Đức Thánh Cha và Toà Thánh Vatican hai việc quan trọng sau đây đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam chúng con, để thông báo và xin giúp đỡ.

a) Sự “đồng thuận” của Tòa Thánh Vatican cho phép Cộng Sản Việt Nam xử án ” bịt miệng” Cha Taddeo Nguyễn Văn Lý.

Kính lạy Đức Thánh Cha,

Ngày 30.03.2007 vừa qua, Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam đưa Cha Taddeo Nguyễn Văn Lý (giáo phận Huế) ra toà, để xử án Cha về việc Cha cùng một số người khác, nhằm mục đích đem lại Nhân Quyền và Dân Chủ cho Đất Nước, đứng ra thành lập ra Đảng Thăng Tiến, để “Thăng Tiến Con Người và Thăng Tiến Xã Hội”.
Cộng Sản cho rằng hành động vừa kể của nhóm người chủ trương thành lập Đảng Thăng Tiến, trong đó có Cha Taddeo Nguyễn văn Lý làm cố vấn, là hành động “phá hoại, chống Đảng và chống Nhà Nước CHXHCN ” do Đảng CSVN lãnh đạo và điều hành.
Bởi đó sau một thời gian áp đảo, bắt giữ lâu dài, Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam quyết định đem Cha Lý ra trước phiên toà vào ngày giờ nói trên.

Để ra một bên nguyên cớ Cha Lý là đương sự bị tố cáo, thành lập Đảng Thăng Tiến là “phá hoại, chống Đảng và Nhà Nước CHXHCN”, mà mọi người sống trong một Quốc Gia văn minh Dân Chủ bình thường ở các Quốc Gia Tây Âu, có thể đặt thành nghi vấn, cách hành xử của Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam trong phiên toà, còn cho mọi người thấy Đảng và Nhà Nước CSVN là cách xử án vi phạm mọi thể thức xử kiện của một xứ văn minh và dân chủ, con đang đề cập đến Ý Quốc và Cộng Hoà Liên Bang Đức làm tiêu biểu: là một hành động vi phạm một quyền căn bản khác của con người đối với Cha Lý, đó là quyền được biện hộ và tự do tự biện hộ (Điều 24, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Bởi lẽ phiên tòa xử Cha Lý vỏn vẹn chỉ gồm có công tố viện đọc bản cáo trạng và bản kết án 8 năm tù ở, bản án đã được soạn sẵn. Cha Lý vừa mở miệng để tự biện hộ, bởi lẽ Đảng và Nhà Nước CSVN không cho một luật sư nào biện hộ bênh vực Cha, cũng như không có thân nhân nào của Cha được tham dự phiên toà, Cha Lý vừa mở miệng ra để tự biện hộ (con xin phép đươc lập lại), Đảng và Nhà Nước CSVN đã cho công an “bịt miệng” Cha, khiến Cha không được nói thêm gì nữa.

Phiên tòa đã kết thúc ở đó, Cha Tađêo Lý bị tuyên án 8 năm tù và bị công an lôi vào tù. Con vừa thuật lại cho Đức Thánh Cha diễn biến của phiên toà xử án Cha Taddeo Lý. Những thắc mắc người ta có thể đặt thành câu hỏi:

1) Việc Cha Taddeo Nguyễn văn Lý cùng với một nhóm người khác đứng ra thành lập Đảng Thăng Tiến với mục đích “Thăng Tiến Con Người và Thăng Tiến Xã Hội”, có gì là phạm pháp hay vi hiến, để có thể bị tố cáo, bắt giam và tuyên án 8 năm tù? Quyền tự do lập đảng và gia nhập chính đảng là một quyền bất khả xâm phạm của người dân (Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Tố cáo, bắt giam và tuyên án bỏ tù chống lại quyền tự do lập đảng và gia nhập đảng là hành động vi hiến, ở các quốc gia văn minh.

2) Nhưng rồi Đảng và Nhà Nước không phải chỉ hành động như vậy.
Trong phiên toà, Cha Lý còn bị Đảng và Nhà Nước không cho luật sư biện hộ, không có thân nhân chứng kiến và còn ra lệnh cho công an “bịt miệng”, không được luật sư bênh vực, mà cũng không được đứng ra tự biện hộ, một quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, mà ai cũng được Hiến Pháp bảo đảm (Điều 24, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 101, đoạn 3, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Khoá cổ, bịt miệng người bị cáo không được biện hộ và không được tự biện hộ là hành động vô nhân đạo và vi hiến khác.

3) Qua những gì vừa kể về phiên toà vi hiến “bịt miện ” Cha Taddeo Lý, con không có ý nghĩ rằng Toà Thánh cũng đồng thuận với cách đối xử vô nhân đạo và vi hiến, không có gì là văn minh của Đảng và Nhà Nước CSVN, mặc dầu ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nhà Nước CSVN, trong lúc công du sau đó, từ 18-22.06.2007 ở Hoa Kỳ và đã tuyên bố với phóng viên Wolf Blitzer (đài CNN) và được báo chí của Đảng và Nhà Nước tường thuật lại như sau:

- “Việc xét xử ông ta (Cha Lý) được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Toà Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” (Báo Nhân Dân, 04.07.2007, trg.2; báo Tuổi Trẻ, 08.07. 2007, trg.1). Điều mà chúng con muốn biết sự thật, là có phải “Việc xét xử ông ta…,Toà Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi”? Nếu thật sự Toà Thánh cũng đồng tình cho Đảng và Nhà Nước CSVN đem Cha Lý ra toà xử tội, thì đồng tình vì lý do gì? Có phải vì Cha Lý “làm chính trị” chăng? Đọc lại giáo luật,

- can.285, 3, về việc cấm giáo sĩ tham gia và vào việc hành xử quyền lực Quốc Gia:
* “Ufficia pubblica, quae partecipationem in exercitio civilis potestatis secuferrunt, clerici vetantur”, (Các giáo sĩ bị cấm tuyệt đối (clerici vetantur) đảm nhận các chức vụ công cộng, là những chức vụ mang theo hậu quả (secumferrunt) phải tham dự vào việc hành xử (participationem in excercitio) quyền lực dân sự).

- và can. 287, 2, về việc cấm giáo sĩ lãnh đạo đảng phái và công đoàn lao động:
* “In factionibus politicis atque in regendis consocianibus sindacalibus, activam partem non habeant, nisi judicio competentis autoritatis ecclesiae” (Các giáo sĩ không nên (non habeant) tham dự tích cực vào các chính đảng và vào thành phần lãnh đạo (in regendis) công đoàn, nếu không có sự phán đoán của thẩm quyền Giáo Hội). Chúng con không thấy Cha Lý, với tư cách cố vấn cùng với những người khác đứng ra thành lập Đảng Thăng Tiến, để “Thăng Tiến Con Người và Thăng Tiến Xã Hội” can dự gì đến hai điều giáo luật cấm giáo sĩ “làm chính trị ” vừa trích dẫn. Cha Lý đâu có “xử dụng quyền lực” nào của Quốc Gia và đâu có giữ chức vụ “lãnh đạo” đảng phái hay công đoàn nào đâu, để bị “cấm ngặt” hay được giáo quyền khuyên “không nên”. Sáng lập cùng chung với những người khác và làm có vấn, không có nghĩa là “hành xử quyền lực” hay “lãnh đạo”.
Ở Ý Quốc, Cha Luigi Sturzo, sáng lập viên của Đảng Đại Chúng (Partito Popolare), tiền thân của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Democrazia Cristiana), có bị ai cấm cản, tố cáo “làm chính trị”, bắt giam và bắt bỏ tù đâu!

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II cũng đã bị người ta gán cho là “làm chính trị” và được ngài trả lời:

- “Tôi nghĩ rằng không thể hiểu chính trị theo nghĩa hẹp. Nhiệm vụ của Giáo Hoàng là rao giảng Phúc Âm, nhưng trong Phúc Âm có con người. Sự tôn trọng đối với con người, tức là Nhân Quyền, sự tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì đúng, Giáo Hoàng có làm chính trị. Nhưng ngài luôn luôn đề cập đến con người. Giáo Hoàng bênh vực con người” (Ezio Mauro e Paolo Mieli, ” Giovanni Paolo II, Nhật báo La Stampa, 04.03.91, p.2).
Vậy thì Cha Lý cùng với những người khác lập ra đảng Thăng Tiến để “Thăng Tiến con người và Thăng Tiến xã hội” có khác gì đối với động tác “làm chính trị” của Đức Gioan Phaolồ II, “Giáo Hoàng luôn luôn đề cập đến con người. Giáo Hoàng bênh vực con người” đâu?

Chúng con không thấy đâu là lý do để “…Toà Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” (lời của Nguyễn Minh Triết, báo Nhân Dân, 04.07.2007, trg.2) để Đảng và Nhà Nước CSVN đem Cha Lý ra xử tội “làm chính trị”, “chống lại Đảng và Nhà Nước”. Bởi đó, ngày 09.07.2007, con đã viết một thư phản đối gởi ông Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết, để biết rõ thực hư (cfr. Thư gởi ông Nguyễn Minh Triết, đính kèm). Những dòng vừa viết trên đây liên quan đến Toà Thánh, con không có ý viết để được Toà Thánh trả lời, cho bằng để thông báo cho Toà Thánh biết sự việc đã xảy ra về cách hành xử của Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam đối với công dân mình, cũng như trong mối liên hệ quốc tế.

Bởi lẽ chính tính cách không có lý chứng của hành động được gán cho Toà Thánh, đã là câu trả lời cho những ai muốn biết thực hư. Nói tóm lại, Đảng và Nhà Nước CSVN đã có hành động vô nhân đạo và vi hiến, so với cuộc sống nhân bản và dân chủ của một xứ văn minh, như Ý Quốc và Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong đó cho con người có được một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình:

- vi hiến, khi tố cáo, bắt giam và xử án Cha Lý, vi phạm quyền “mọi công dân đều có quyền tự do lập đảng và gia nhập đảng” (Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức)
- vi hiến, khi xử án Cha Lý bằng cách “bịt miệng” ngài, vi phạm quyền “mọi người có quyền tự do được biện hộ và tự biện hộ” (Điều 24, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; Điều 101, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức)
- vi hiến, khi mạ lỵ, tuyên truyền thất thiệt, “làm mất uy tín và danh dự cá nhân cũng như tập thể”, của Toà Thánh và Giáo Hội Công Giáo (Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; Điều 5, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

b) Cộng Sản Việt Nam tước đoạt quyền tự do tôn giáo của Cha Lý ở trong tù và của chính Giáo Hội.
Tin tức mới nhứt mà chúng con nhận được về Cha Lý, nhờ vào việc đến thăm nuôi của thân nhân Cha ngày 06.08.2007 vừa qua, theo đó thì Cha Lý hoàn toàn bị biệt giam trong một nhà tù ở tỉnh Nam Hà, huyện Ba Sao. Nhà tù rộng 400 thước vuông, ở đó Cha Lý bị biệt giam một mình, không được tiếp xúc với ai, không được nhận thư từ, bút mực và giấy viết cũng không. Không được gặp ai, thì không thể cùng cầu nguyện với ai được. Không được gặp ai để cùng cầu nguyện, đức tin được nâng đỡ, Cộng Sản muốn tiêu diệt cả đức tin trong con người Cha Lý.

Nhưng điều đáng nói hơn cả là Cộng Sản cũng không cho Cha Lý mang theo lúc bị tống giam và cũng cấm ngặt tiếp nhận “Sách Kinh Nhật Tụng” (Bréviaire) được người thân đưa đến, để có thể đọc kinh trong thời gian thinh lặng trong nhà tù. Như vậy, kinh sáng, kinh trưa và kinh tối, Cha Lý không biết làm sao để đọc được. Cộng Sản muốn hủy diệt hoàn toàn cuộc sống thiêng liêng cá nhân của Cha Lý. Nhưng điều hệ trọng hơn nữa là đối với người công giáo, linh mục đọc Kinh Nhật Tụng (sáng, trưa và tối), không phải linh mục chỉ nhân danh cá nhân mình dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện, sống thân giao cá nhân giữa ngài với Chúa, mà linh mục là một vị đã được Giáo Hội phong chức, “xức dầu” cho (consacré), đại diện cho Giáo Hội, là người dâng lên Chúa lời cầu nguyện chúc tụng, tạ ơn cho mình và cho tất cả Cộng Đồng Dân Chúa.

Lời cầu nguyện của vị linh mục, lời cầu nguyện trong Kinh Nhật Tụng, là lời cầu nguyện của vị đại diện Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa và cầu xin Chúa ban ơn cho cả Cộng Đồng Dân Chúa.

Không cho nhận Sách Kinh Nhật Tụng là không cho phép Cha Lý đọc Kinh Nhật Tụng, không cho phép Giáo Hội thờ phượng Thiên Chúa và xin Chúa ban ơn cho cả Cộng Đồng Dân Chúa. Hiểu như vậy, Cộng Sản không những đang tiêu diệt đời sống tôn giáo nơi cá nhân con người Cha Taddeo Nguyễn Văn Lý, mà còn cấm đoán và gây thiệt hại cho chính Cộng Đồng Giáo Hội. Hành động của Cộng Sản đối với Cha Lý đang ở tù là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo, của cá nhân cũng như của đoàn thể, một quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, là một hành động vi hiến:

- “Mọi người đều có quyền tự do tuyên xưng niềm tin của mình dưới bất cứ hình thức nào, cá nhân cũng như tập thể, có quyền truyền bá và thực hành nghi thức tế tự nơi riêng tư, cũng như trước công chúng, miễn là các nghi thức không đi ngược lại với thuần phong mỹ tục” (Điều 19, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Kính lạy Đức Thánh Cha,

Cộng Sản Việt Nam đã và đang đối xử vô nhân đạo và vi hiến đối với Cha Taddeo Nguyễn Văn Lý, so với cuộc sống văn minh đáng lý ra phải có của con người ở những xứ văn minh.

Chúng con viết thư nầy, kính gởi đến Đức Thánh Cha, kính xin Đức Thánh Cha và Toà Thánh Vatican dùng ảnh hưởng của mình giúp đỡ, làm vơi đi những bất hạnh và củng cố đức tin của Cha Lý, một linh mục bị bách hại, đàn áp, đối xử tệ bạc vô nhân đạo, chỉ vì muốn sống và thực hành Phúc Âm cho mình và cho anh em mình: “Thăng Tiến con người và Thăng Tiến xã hôi”.

T. M. Phong Trào Pax Romana Việt Nam,
Tổ chức Lương Tâm Công Giáo Việt Nam,
Dr. Nguyễn Học Tập.

Đồng thỉnh nguyện
T.M. Lương Tâm Công Giáo
Đặng Đình Hiền, Chủ tịch
Hoa Kỳ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…