Thời Xăng Tăng Giá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gửi đến BBC từ Sài Gòn

Lý do nhà nước tăng giá xăng dầu để gần mặt bằng giá dầu thế giới, để ngân sách đỡ bù lỗ, để mọi người dân cùng chia sẻ gánh nặng với quốc gia…

Tất cả các lý do đưa ra đều hợp lý, nhưng chỉ có một điều phi lý là chỉ sau một đêm, mỗi người dân lao động có nhu cầu dùng xăng dầu phải chi thêm từ khoảng thu nhập eo hẹp hơn 30% cho mỗi lít xăng.

JPEG - 59.5 kb

Anh M, mới nhận tiền đền bù giải tỏa về cầu Ông Thìn, Bình Chánh mua đất cất nhà nói. “Tôi thật sai lầm khi muốn hưởng chút không khí yên lành ở ngoại thành. Giá xăng cũ, tôi cứ hai ngày là mất 40 mươi ngàn tiền xăng, bây giờ thì chịu chết!“

Việc một người Sài Gòn có mức thu nhập trung bình sở hữu một chiếc xe gắn máy là việc bình thường.

Có 1001 lý do tiện lợi để họ chọn phương tiện di chuyển này, xe buýt thì chạy không đúng giờ, taxi thì đừng có mà mơ. Còn nếu ngay lúc này mà chạy theo phong trào mua xe đạp điện thì coi chừng bị hố vì ông nhà đèn muốn cúp điện là cúp cái rụp, không cần báo trước.

Ông N, nhà ở Thủ Đức, làm việc ở quận 3 nói. “Đạp xe đạp thì ok rồi, nhưng sáng tới nơi làm việc thì mệt hả họng, tối về thì thở ra khói. Sài Gòn bây giờ ngộp thở muốn chết chứ đâu phải trong lành như trước kia mà coi chuyện đạp xe như thể dục.”

Dù chuyện xăng tăng giá có làm bế tắc nhiều ngân sách gia đình, nhưng người Sài Gòn vẫn có thói quen lạc quan tếu.

Ông A, một người sống bằng nguồn “viện trợ” kiều hối của gia đình nói. “Tôi ủng hộ tăng giá xăng, có khi nhờ vậy mà bớt xe gắn máy, bớt kẹt xe dồn cục, bớt tai nạn giao thông, nhất là bớt ô nhiễm trầm trọng. Chất lượng sống trở lại thờ kỳ trong lành dễ thở.”

Tác động dây chuyền

Giá xăng mới làm mọi người dân đang hồi hộp chờ đợi kéo theo cơn bão giá khác, cấp độ “gió” đợt này của bao nhiêu thì thật khó đoán. Có thể chưa nghe thấy lời cầu nguyện, nhưng những gương mặt của người lao động đang nặng âu lo.

JPEG - 68.2 kb

Ở những chợ nhỏ, chợ lớn khắp Sài Gòn, khác với những lần tăng giá xăng trước, lần này thay vì thách giá, trả giá quanh cái lý do xăng tăng giá, thì người bán lẫn người mua đều có tâm trạng ái ngại và chia sẻ.

Bây giờ người ta hay tính cự ly của một con cá, bó rau từ nơi sản xuất qua chợ đầu mối, đến chợ bán lẽ là bao xa để tiên đoán giá sẽ tăng bao nhiêu, kể cả các phụ huynh đưa con đi học cũng phải xét lại lộ trình đưa đón từ chỗ học chính ở nhà trường, đến chuyện học thêm từng môn học ở nhà thầy mà dự trù chuyện cắt giảm chi phí xăng dầu.

Một phụ huynh học sinh nói: “ Nhà tôi ở cách trung tâm Sài Gòn 20 cây số, xe buýt rồi sẽ lên giá, mà lại không bảo đảm chạy đúng giờ, đang tính bỏ nhà vô trong này mướn nhà ở.”

Người ta phải chi thêm tiền xăng để bảo đảm cho sản xuất và các dịch vụ khác, cuối cùng vẫn là tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng.

Nếu một gia đình bình thường trước đây mất hơn 40% thu nhập cho các loại thực phẩm thiết yếu, thì nay sẽ mất thêm tiền cho nhu cầu năng lượng, chưa kể tiền xăng còn thêm tiền cho chuyện mua đèn cầy, đèn sạc, dầu lửa.

Những diễn biến về xăng tăng giá và nạn thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng đang trực tiếp hành hạ sức khỏe kinh tế VN.

Ai cũng biết sự thành công của các chủ trương chống lạm phát cũng là quyền lợi chung. Thế nên lúc này những nỗ lực kéo giảm lạm phát như chống đầu cơ, kiểm soát thị thường ngoại hối, giảm chi tiêu công…đang đứng trước một thách thức mới.

Nhưng vấn đề được đặt ra là liệu lộ trình chống lạm phát của nhà nước có được thực thi với tinh thần kỹ luật nghiêm khắc không.

Và việc tăng giá xăng với biên độ lớn, trong thời buổi nhạy cảm như hiện nay đã có những tác động đến ngỡ ngàng trên đời sống của đại bộ phận dân chúng có mức thu nhập cố định.

Diễn Đàn BBC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.