Thư Cảm Tạ Của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d’Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

B.P. 63 – 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel: (Paris) (331) 45 98 30 85; Fax: (Paris) (331) 45 98 32 61
E-mail: ubcv.ibib@buddhist.com; Web : http://www.queme.net

*****

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
LÀM TẠI PARIS NGÀY 17.9.2007

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cảm tạ chư vị ân nhân gửi tiền ủng hộ Qũy Cứu tế Dân oan.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Thư cảm tạ quý vị ân nhân đã gửi tiền ủng hộ Qũy Cứu tế Dân Oan. Sau đây là toàn văn thư ấy:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP. HCM

—o0o—

Phật lịch 2551 Số : 08/VHÐ/VT

THƯ CẢM TẠ
CHƯ LIỆT VỊ GỬI TIỀN
ỦNG HỘ QŨY CỨU TẾ DÂN OAN

Kính gửi: Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và Đồng bào các giới trong và ngoài nước

Kính thưa quí liệt vị,

Tôi vui mừng được biết quí liệt vị đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Qũy Cứu tế Dân Oan của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nên thời gian qua quí liệt vị ở khắp năm châu đã góp sức quyên góp hỗ trợ mong chia sẻ nỗi thống khổ, thiếu thốn của tập thể Dân oan đi khiếu kiện trong nước.

Tôi xin thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngỏ lời trân trọng cảm ơn. Đa số Dân oan là nông dân, họ bị tham quan ô lại nơi làng xã cướp mất ruộng vườn, nhà cửa, tài sản, và bị xâm phạm nhân phẩm từ hơn hai mươi năm qua. Dân oan đi khiếu kiện là phản ứng của người nông dân trước các bất công xã hội. Nhưng tiếc thay không được Nhà cầm quyền xử lý công minh. Khiến cho sự bất công ngày càng chồng chất, biến thành cuộc bùng nổ xã hội làm thương tâm mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

Phản ứng của kẻ tu hành như chúng tôi là ra tay cứu trợ, mong bù đắp phần nào sự thiếu thốn hằng ngày của biết bao vạn gia đình người đi khiếu kiện. Đồng bào ta nghìn đời vốn biết “vô phúc đáo tụng đình”, nhưng đồng thời người dân Việt Nam giữ sẵn trong tâm giải pháp cứu kẻ oan ức trên bước đường cùng, bằng bức cẩm nang mười bốn chữ ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đất nước ngửa nghiêng, ly loạn hơn sáu mươi năm, lòng dân ly tán.

Mừng thay hôm nay được chúng kiến tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương” vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người Việt hải ngoại, dù không gian xa cách nghìn trùng và thời gian ly biệt đã 32 năm tròn, và vẫn thể hiện nơi tấm lòng tương trợ, qua những lần quyên góp, hội họp lo toan hay những đêm thắp nến nguyện cầu.

Cho đến nay, cụ thể chúng tôi đã tổ chức được ba đợt cứu trợ Dân oan đi khiếu kiện : hôm 13.7 và 17.7 tại Saigon, và hôm 23.8 tại Hà Nội. Tuy bị Nhà cầm quyền cấm đoán và đe dọa sau đợt cứu trợ lần thứ ba, nhưng bằng cách này hay cách khác, chúng tôi đang tìm phương thức hữu hiệu để tiếp tục công cuộc cứu trợ cho tập thể Dân oan.

Thưa quí liệt vị,

Người Tăng sĩ Phật giáo sống trên đời cốt viên thành hai sự nghiệp : “Trên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinh”. Tuy hai nhưng vẫn là một ý chí không tách lìa, như hai bánh xe đưa cỗ xe cứu độ rong ruỗi cõi trần gian. Vì vậy người theo Phật quan niệm “Cứu chúng sinh tức cúng dường chư Phật”.

Nên chúng tôi mong mỏi rằng, dù chúng ta có khác nhau vì chính kiến, vì tôn giáo, vì địa phương, vì giai tầng xã hội, chúng ta vẫn hòa quyện trong nhau nơi tình nghĩa đồng bào để tương trợ, cứu nguy nhau khi tắt lửa tối đèn, khi khốn cùng, nguy biến. Không phát xuất từ mối tình nghĩa đồng bào, đùm bọc, cưu mang nhau, thì nòi giống khó trường tồn, đất nước khó phát huy. Quê hương còn chìm đắm lâu nữa trong cơn tha hóa, loạn tưởng.

Trong những ngày khó khăn, bức bách nơi quê nhà, mà tôi và chư Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội chúng tôi đang phải chịu đựng, xin quí vị cùng với chúng tôi một phút yên lặng nhớ nghĩ đến những Dân oan khốn cùng, tuyệt vọng, để quyết chí khởi đầu kỷ nguyên sum họp, xây dựng và yêu thương, nhằm xóa tan một thời đại hắc ám, đố kỵ, hãm hại nhau vì những ý tưởng phi dân tộc.

Thay mặt Viện Hóa Đạo, tôi xin gửi lời cảm tạ đến chư vị ân nhân trong Danh sách thứ hai sau đây đã gửi tiền ủng hộ Qũy Cứu tế Dân oan:

Tiền nhận được tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon : Hòa thượng Thích Tâm Châu 1000 Mỹ kim.

Tiền nhận được tại Chùa Giác Hoa, Saigon : Cụ Hoàng Minh Chính 3000 Mỹ kim, Nhóm Thiện nguyện Rạng Đông (Úc châu) 1000 Úc kim, Đh. Diệu Nguyên Hạnh 100 Úc kim, Quý Phật tử chùa Phật Quang 700 Úc kim.

Tiền nhận được tại chùa Liên Trì, Saigon : Đh. Trần Xuân Mai 160 Euros, Vietnam Sidney Radio 1000 Úc kim, Phật tử chùa Liên Trì 3850 $VN; Ban Từ thiện chùa Pháp Hoa và Phật tử ở Nam Úc 6000 Úc kim, Khối 1706 (Úc) 1000 Úc kim.

Tiền nhận được tại chùa Từ Hiếu, Saigon : Hòa thượng Thích Nguyên Trí, chùa Bát Nhã (Hoa Kỳ) 1500 Mỹ kim, Tổng vụ Từ thiện Xã hội GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc 2500 Úc kim, Anh chị Bửu Tiếu (Hoa kỳ) 50 Mỹ kim, Ông Hoàng Nam, Đài Phát thanh 2VN 13.200 Úc kim.

Tiền nhận được tại Cơ sở Quê Mẹ, Paris: Đài Phát thanh Việt Nam Hải ngoại tại Oklahoma 1365 $US.

Tiền nhận được thông qua Hòa thượng Thích Hộ Giác, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Hoa Kỳ (từ 15.8 đến 31.8): Buu Sieu Chau 100 $US, Nhóm Hạt Nắng 500$US, Trang Nguyên 200$US, Kha Van Le 80$US, Hiep Le 20$US, Mai Nguyen 120$US, Hanh Dao Danny Tran 100$US, Le Thi Nguyen 20$US, Tung Huynh 100$US, Chinh Nguyen 200$US, Chùa Tam Bảo, TT Thich Tam Quang 500$US, Dam Trang 300$US, Simon Si Luong 200$US, Ms Catherine Nguyen 20$US, Da Nguyen 100$US, Chin Huynh 100$US, Tran D Dung 200$US, Mr & Mrs Duc Kieu 500$US, Luong Sy 100$US, Doris Nguyen 100$US, David Tran 100$US, Cộng đồng Người Việt Quốc gia, Dallas 100$US, J. Nails 30$US, Van Hien 200$US, Duyet Ha 50$US, PTP 50$US, Ngon Le 100$US, Mong Nguyen 40$US, Toan Thi Tran 30$US, Cuong Dang Pham Ph. D Thuy Tu P. Pham 200$US, Minh K Nguyen 200$US, Loc Xuan Ho 30$US, Ngo N Nguyen 50$US, Khoa Nguyen 20$US, An Nguyen 100$US, Thuy T Le 50$US, Mr & Mrs Minh & Nguyet Truong 100$US, Phung Nguyen 20$US, Duc Nguyen 50$US, Lan Anh Ton Nu Tran & Gia Quoc Tran 100$US, Nguyen Thi Nguyet Nga 600$US, Nu Thi Vu 100$US, Minhanvan Tri Quy Nguyen 30$US, Dung Tri Van 100$US, Luong Vi 10$US, Thao Ho 50$US, AllReal Estate Funding 100$US, Mai Tran 50$US, Gia Dao 50$US, Minh Thi Ho 300$US, Đài Phát thanh Tiếng Nước tôi 1000$US, Diep Ha 250$US, Tra Thanh Le 100$US, Le Van Thu 100$US, Tam Nguyen 50$US, Lac Tran 20$US, Ol Cott Pham 120$US, Hoang Huu Vu & Lan Thi Nguyen 100$US, Thuy T Nguyen 400$US, Jiffany L Kieu Family Frust 101$US, Tommy Tam Phan 200$US, RT Construction Co 100$US, Trung Thien Vo Xoan T Le 20$US, Lu Luong Trinh & Ngu Ba Trinh 100$US, Thong V Nguyen 300$US, Tu Khanh N Hoang 100$US, Neil Dinh 100$US, Anh Ngoc Ngo 200$US, Ngon Van Tran 100$US, Ty Ngoc Huynh & Cuc Kim Lam 50$US, Jonny Doan & Thi Nguyen 100$US, Hoa Hong Nguyen 1000$US, Thanh V. Le 100$US, Minh H Pham & Tuyet C Chuong 50$US, Khanh Thi Do & Binh Tran 100$US, Phuong Vu Tram & Hang Lam 300$US, Nhi Thi Tran 100$US, Nga Bach Tran 300$US, Asian American Buddhist Association 500$US, My Trong Nguyen 50$US, Thanh & Lan & Hue 300$US, Phuoc & Kim Thu 100$US, Le Hoang Le, Minh Phu 50$US, Tuan Huynh 10$US, Nguyen Tu Huy 50$US, Mindy Tran 100$US, Nam Dinh 100$US, Nhat Chinh 20$US, Dai Mai 100$US, My Ngoc Vu 100$US,Thanh Van Huynh Mai Thi Mai 50$US.

Cùng với lời cám tạ chân thành, tôi xin cầu chúc quí liệt vị vạn sự cát tường, thân tâm an lạc.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 16.9.2007

Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN

ấn ký

Sa môn Thích Quảng Độ

JPEG - 8.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.