Thư của con Mục sư Dương Kim Khải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BBT web VT: Chúng tôi vừa nhận được bức thư sau đây từ thân nhân của Mục sư Dương Kim Khải, một trong 4 đảng viên Đảng Việt Tân đang bị công an CSVN giam giữ. Xin trân trọng giới thiệu đến quí độc giả.

— –

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU

Cho gia đình tôi biết được cha tôi hiện đang bị giam giữ tại đâu?
Đến bao giờ ? – và mong sắp xếp cho gia đình tôi thăm cha tôi.

Kính gửi:
– Trưởng Công an Quận Bình Thạnh
– Phòng Cảnh sát Điều tra Quận Bình Thạnh

Thưa quý ông:

Tôi là: DƯƠNG MẠNH HÙNG – 17 tuổi
Là học sinh trường: PTTH Thanh Đa
Hiện cư ngụ: 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Là con của ông DƯƠNG KIM KHẢI

Vào ngày 10/8/2010, cha tôi đang làm may tại địa chỉ Nhà không số, đối diện 025 Lô K Cư xá Thanh Đa, phường 27, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM đã bị 2 người mặc áo civil đến dẫn đi. 5 phút sau, 6, 7 người gồm:

– 2 người mặc áo civil.
– 3,4 người Công an mặc sắc phục.
– Ông Thiện – Công an Khu vực phường 27.

Trở lại bàn máy may của cha tôi lục soát, chụp hình và lấy đi tất cả những tài liệu của các bà con quê từ Bến Tre lên nhờ cha tôi hướng dẫn viết đơn khiếu nại – vì họ là dân quê, không biết cách làm đơn – mà không có sự chứng kiến nào của bà con lối xóm về việc lục soát, không có văn bản nào về việc bắt người này! Sau đó, họ gọi xe du lịch 7 chỗ có bảng số 71 đến chở tất cả đi – bảng số của tỉnh Bến Tre.

Tôi biết đích xác trong việc bắt giam cha tôi có sự tham gia của Công an quận Bình Thạnh vì:

• Sự có mặt của ông Thiện – CAKV P.27, Q.BT – khi lục soát nơi cha tôi đang may đồ nhưng tại sao lại chở trên xe có biển số 71? Xe này chở cha tôi đi đâu? Tại sao việc hệ trọng như vậy lại chỉ nói miệng vài câu và không có văn bản nào chính thức?

• Hai lần, ngày 24 và 26/9/2010, ông Công an Tâm và ông Tốt gọi tôi ra quán café đối diện đội Phòng cháy Chữa cháy Quận Bình Thạnh để dặn dò – “ cha tôi (ông Khải) bị bắt giữ vì đã có liên hệ với đảng gì đó – tôi không hiểu nổi, sẽ tạm giam 4 tháng và dặn tôi không nên tiết lộ với ai việc cha tôi bị bắt”. Hôm ấy ông Tâm cũng đã gặp và gọi ông Tốt – Đội phó Đội cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh – là “Sếp”.

Gần hai tháng qua, gia đình tôi không biết tin tức gì về cha tôi, mẹ tôi bị liệt phải nằm một chỗ, thiếu đi sự chăm sóc của cha. Tôi vừa đi học vừa lo chăm sóc mẹ lại phải xoay xở lo kiếm sống cho 2 mẹ con, rất chật vật.

Mẹ con tôi rất hoang mang: Ai đã đem cha tôi đi đâu? Đã làm gì ông? Bao giờ trả cha tôi về để lo cho mẹ tôi? Tôi biết tìm cha tôi ở đâu, để đến thăm xem ông mạnh yếu, sống chết ra sao? Cha tôi sống rất hiền lành, chỉ biết giúp mọi người một cách vô vụ lợi khi cần, do vậy tôi hoàn toàn tin rằng cha tôi bị bắt oan!

1. Căn cứ vào:

QUY CHẾ TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ)

Điều 10. Thông báo quyết định tạm giữ

1. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Nếu vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ.

2. Căn cứ vào:

Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11

Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
– Khoản 2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

– Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.

Cả hai điều kiện trên đều không được thực hiện đúng pháp luật khiến gia đình chúng tôi vô cùng lo lắng: mẹ tôi thường xuyên bỏ ăn, chỉ nằm khóc; tôi không còn yên tâm, không còn tập trung nổi vào việc học.

Nay tôi làm đơn này gửi đến Trưởng Công an Quận Bình Thạnh và Cơ quan Điều tra Quận Bình Thạnh các yêu cầu sau:

Bằng văn bản:

1. Cho gia đình tôi biết được cha tôi hiện đang bị giam giữ tại đâu?
2. Cơ quan nào đã giam giữ cha tôi?
3. Đến bao giờ trả cha tôi trở về gia đình?
4. Sắp xếp cho gia đình tôi thăm cha tôi để chúng tôi an lòng một phần.

Trân trọng cảm ơn quý ông.

Bình Thạnh, ngày 30 tháng 9 năm 2010
Ký tên
DƯƠNG MẠNH HÙNG

JPEG - 159 kb

JPEG - 129.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”