Thư gửi Bà Quả Phụ Ngụy Văn Thà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013

THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH

Kính gửi: Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

Thưa Bà;

Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!

Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.

Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc – một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.

Thưa Bà;

Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.

Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.

Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.

Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.

Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.

Thưa Bà;

Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.

Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.

Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.

Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.

Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi

từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:

NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!

Kính thư

Chúng tôi đồng ký tên:
1. Nghiêm Ngọc Trai
2. Nguyễn Tường Thụy
3. Phan Trọng Khang
4. Phạm Thị Lân
5. Nguyễn Thị Dương Hà
6. Hoàng Cường – Hà Nội
7. Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
8. Văn Dũng – Việt Trì – Phú Thọ
9. Ngô Duy Quyền – Hà Nội
10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
11. Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
12. Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
13. Lã Việt Dũng – Hà Nội
14. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng
15. Đặng Bích Phượng – Hà Nội
16. Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
17. Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
18. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội

Cùng các vị có tên sau đã hiệp ý cùng chúng tôi, ký tên qua thư điện tử

Trần Vinh Hoàng Mai – Hà Nội
Huỳnh Công Thuận Tp HCM
Lê Hồng Hà Washington – Hoa Kỳ
Ngô Hoàng Hưng Gò Vấp – Tp HCM
Anna Nguyễn Illinois – Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Phúc Tây Sơn – Bình Định
Vũ Ngọc Thắng An Dương – Hải Phòng
Nguyễn Thanh Hưng Cầu Giấy – Hà Nội
Trần Hoàng Tuấn Gò Vấp – Tp HCM
Lê Chí Thành Thanh Xuân – Hà Nội
Nguyễn Văn Thuận Hoàng Mai – Hà Nội
Trần Thị Nga Phủ Lý – Hà Nam
Nguyễn Trường Sơn Thanh Xuân – Hà Nội
Paul Đỗ Trí Lâm Đồng
Vũ Đình Quý Kiến Xương – Thái Bình
Lê Thị Thu Trà Hai Bà Trưng – Hà Nội
Nguyễn Trọng Thu Windsor – Canada
Nguyễn Thế Anh Từ Liêm – Hà Nội
Nguyễn Công Chính Tp HCM
Nguyễn Tiến Dũng Vinh – Nghệ An
Trần Phong California – Hoa Kỳ
Trần Helen California – Hoa Kỳ
Trần Cindy California – Hoa Kỳ
Trần Christine California – Hoa Kỳ
Trương Quốc Dũng Tân Bình – Tp HCM
Nguyễn Quang Duy Melbourne – Australia
Phạm Anh Tuấn Pleiku – Gia Lai
Phạm Duy Hiển Vũng Tàu – Bà Rịa – Vũng Tàu
Đặng Đinh Tấn Trương Tp HCM
Phan Anh Khoa Phú Vang – Thừa Thiên Huế
Nguyễn Ngọc Yến Hoàng Mai – Hà Nội
Nguyễn Duy Anh Hai Bà Trưng – Hà Nội
Huỳnh Nguyễn Đạo Bangkok – Thái Lan
Nguyễn Đức Sắc Tây Hồ – Hà Nội
Hồ Đặng Vũ Thi Gò Vấp – Tp HCM
Bùi Thị Quyên Tân Phú – Tp HCM
Nguyễn Văn Diễn Việt Yên – Bắc Giang

Lá thư đã được gửi qua đường bưu điện phát chuyển nhanh và dự kiến hôm nay sẽ tới tay bà quả phụ Ngụy Văn Thà.

Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.fr/2013/01/1912013-thu-gui-ba-qua-phu-nguy-van-tha.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.