Thư kêu gọi ký tên cứu sông Đồng Nai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua nhiều tỉnh thành ở miền Nam, trước khi đổ ra biển. Con sông này lớn thứ nhì Nam Bộ, chỉ sau sông Cửu Long, là huyết mạch giao thông, là nguồn nước ngọt quan trọng, cũng là nơi cung cấp hải sản trọng yếu của cả miền Nam. Đoạn sông Đồng Nai chảy ngang thành phố Biên Hòa, do sức nước tự nhiên, bên bồi bên lở tạo thành một khoảng trũng hình vòng cung khiến lòng sông phình ra, giúp giảm lực nước chảy trước khi rẽ nhánh bao quanh Cù Lao Phố. Đây là quy luật phát triển tự nhiên của sông hàng trăm năm qua.

Năm 2014, công ty cổ phần đầu tư- kiến trúc- xây dựng Toàn Thịnh Phát ra dự án xây cất và tu sửa khu đô thị Pegasus Riverside dọc bờ sông thành phố Biên Hòa, được cấp phép của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, nhưng ngoài việc tu sửa bờ kè và phát triển mỹ quan đô thị, lại bao gồm việc lấp sông trên một diện tích khổng lồ đến 7.1 ha, chỗ lấn ra xa nhất đến 100 m, dài 1.3 kms, để lấy đất xây thêm các công trình thương mại khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Hậu quả của việc lấp một diện tích lớn sông Đồng Nai bóp nghẹt dòng chảy như vậy rất nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, gây ngập lụt, xói lở cho các vùng xung quanh, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái, thủy vực, tài nguyên thiên nhiên và nhà cửa, đất đai của người dân, ảnh hưởng cả đến nguồn nước sinh hoạt của ba thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Hơn nữa trong quá trình thi công đã có nhiều sai sót, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống tại đây. Dự án này triển khai vội vàng, chưa tham khảo và tiếp nhận đầy đủ ý kiến người dân cũng như các chuyên gia, chưa nghiên cứu kỹ lưỡng những hậu quả nguy hại trong tương lai, nên đã vi phạm Luật tài nguyên nước và Luật bảo vệ môi trường. Hiện nay người dân đang rất quan tâm lo lắng, các cơ quan truyền thông, cũng như một số chuyên gia và Mạng Lưới Sông Ngòi VN đều đã lên tiếng cảnh báo và đề nghị dừng ngay dự án.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, vì quan tâm đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân của tất cả các tỉnh thành dọc theo sông Đồng Nai, khẩn thiết yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai rút lại cấp phép xây dựng, yêu cầu công ty Toàn Thịnh Phát lập tức dừng ngay mọi hoạt động thi công và di dời diện tích đã bị lấp, trả lại nguyên trạng cho sông Đồng Nai.

Hãy bấm vào đây để ký tên cùng chúng tôi cứu sông Đồng Nai, sau đó chuyển đi các nơi rộng rãi.

Chân thành cám ơn.

Nhóm Cứu Sông Đồng Nai.

https://www.facebook.com/groups/cuusongdongnai/?fref=ts

Kiến nghị và các chữ ký sẽ được gửi đến văn phòng:

– Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai
2 Nguyễn Văn Trị, Thanh Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

– Hội Đồng Quản Trị, công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát
Tầng 19, Số 53 – 55 đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Bấm vào đường dẫn sau đây để ký tên: https://www.change.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…