Thư Khối 8406 cảm ơn 40 Vị chính khách Australia & Quý Vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006
VPLL8406VN@gmail.com & VP8406VN@gmail.com
Thư Khối 8406 cảm ơn
40 Vị chính khách Australia
& Quý Vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan

Việt Nam, ngày 20 tháng 12 năm 2006
Kính gửi: Quý Vị chính khách Australia và Quý Vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan.

Kính thưa Quý Vị,

Chúng tôi viết Thư này để bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Quý Vị chính khách Australia đã ký tên vào Thư Ủng Hộ Tuyên Ngôn 8406 và Quý Vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan đã hưởng ứng Lời Kêu Gọi của Khối 8406: “Hãy mặc áo trắng vào các ngày 1 và 15 hàng tháng.”
Chúng tôi được biết: Ngày 6.12.2006 vừa qua, tại phòng họp số 1R6 của Quốc hội Liên bang Australia – Canberra, 36 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Quốc hội Australia đã ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam 2006, do Khối 8406 công bố ngày 8.4.2006 tại Việt Nam (Tuyên ngôn 8406).

Đó là các vị: Chris Bowen, Bruce Baird, Andrew Bartlett, Kerry Bartlett, Sharon Bird, George Brandis, Bob Brown, Anna Burke, Alan Cadman, Robert McClelland, Brendan O’Connor, Simon Crean, Michael Danby, Annette Ellis, Laurie Ferguson, Peter Garrett, Steve Georganas, Sharon Grierson, Michael Hatton, Chris Hayes, Gary Humphries, Annette Hurly, Julia Irwin, Michael Keenan, Linda Kirk, Kate Lundy, Claire Moore, Kerry Nettle, Julie Owens, Marise Payne, Bernie Ripoll, Nicola Roxon, Glenn Sterle, Lindsay Tanner, Concetta Fierravanti-Wells, Penny Wong.

JPEG - 41.2 kb

JPEG - 39.3 kb

Trong Thư Ủng Hộ Khối 8406, Quý Vị đã viết:
“… Chúng tôi ký tên dưới đây là những Dân biểu và Thượng nghị sĩ Australia muốn bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ của chúng tôi đối với 118 công dân Việt Nam can đảm, được biết dưới tên Khối 8406 đã đồng ký tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, ngày 8.4.2006 để kêu gọi cuộc vận động ôn hòa cho một tiến trình dân chủ hóa và đa đảng cho Việt Nam. (…) Sự góp mặt của phong trào dân chủ này chứng tỏ rằng khát vọng cho tự do và dân chủ là phổ quát cho tất cả các Dân tộc trên thế giới và phù hợp với những nguyên tắc được Quốc hội Australia tôn trọng. Là những đại diện được dân chúng bầu lên trong một nền dân chủ, chúng tôi có bổn phận phải lên tiếng thay cho những người mà tự do dân chủ của họ bị tước đoạt. Chúng tôi kêu gọi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hãy lắng nghe tiếng nói của Dân tộc mình và hãy có những bước tiến thích hợp để thay đổi và hướng về một xã hội tự do dân chủ để hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng Quốc tế và thị trường toàn cầu. Thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam…”.

Chúng tôi cũng được biết rằng: trước khi Quý Vị ký Thư ủng hộ Khối 8406, trong thời gian Dân biểu Chris Bowen gửi thư mời các chính khách Australia tham gia ký tên với nội dung trên, thì Bộ ngoại giao Việt Nam đã gửi một công hàm phản đối. Trong đó có đoạn viết:

“…Qua một số nguồn tin, Bộ ngoại giao Việt Nam được biết có một nhóm Việt kiều Australia đang đẩy mạnh cuộc vận động nhiều nghị sĩ Quốc hội liên bang xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết có nội dung chống Việt Nam vào ngày 4.12.2006 và tham gia cái gọi là “Lễ ký thư ủng hộ cuộc vận động vì dân chủ tại Việt Nam, vào ngày 6.12.2006 tại nhà Quốc hội Australia. Trên tinh thần đó, Bộ ngoại giao Việt Nam mong nhận được thiện chí và sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, cũng như Chính phủ Australia để thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn những hành động nêu trên, phù hợp với lợi ích phát triển quan hệ hai Nước hiện nay cũng như về lâu về dài…”

Trước đó, từ tháng 5.2006, Quý Dân biểu, Nghị sĩ và Chính khách Australia như David Clarke, Luke Donnellan, Ray Halligan, Jack Lace, cũng đã ủng hộ Khối 8406 chúng tôi bằng nhiều hành động rất thiết thực. Nhân đây, một lần nữa, chúng tôi xin cảm ơn 4 Vị Chính khách này.

Là những người Con Dân Việt, dù đang sống ở trong hay ngoài Nước, chúng tôi không hề ngạc nhiên trước phản ứng hốt hoảng trên của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thông qua Công hàm phản đối của Bộ ngoại giao Việt Nam nói trên. Đó chính là sản phẩm của thế yếu, thế bị động, thế không chính nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi muốn qua hành động đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chuyển đến Quý Vị một thông điệp để chứng minh rằng não trạng độc đoán và xơ cứng của giới cầm quyền Việt Nam hiện nay là không hề thay đổi so với tất cả các thế hệ cầm quyền trước đó; dù họ là già hay trẻ, có học thức hay không? Bất hạnh thay cho Dân tộc chúng tôi là đã phải sống chung với họ, và nhất là phải sống chung với cái thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng mà từ đó đã sản sinh ra những bộ óc xơ cứng, độc đoán ấy trong suốt hơn 61 năm qua (2.9.1945 – 15.12.2006). Chúng tôi xác định rõ rằng: Đó chính là Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến cho Dân tộc chúng tôi lâm vào cảnh tụt hậu, đói nghèo và bất công như hôm nay. Đây cũng vừa là nguyên nhân vừa là động lực để chúng tôi sẵn sàng đứng lên đấu tranh, bất chấp mọi hiểm nguy để quyết giành lại nền tự do dân chủ đã bị Đảng cộng sản Việt Nam tước đoạt của Dân tộc bao năm qua.

Trong một diễn biến khác, chúng tôi cũng nhận được thêm tin vui là:
Quý Vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan đã hưởng ứng Lời Kêu Gọi của Khối 8406:
“Hãy mặc áo trắng ra đường vào các ngày 1 và 15 hàng tháng”.

JPEG - 30.4 kb

Ngài Michal Drozdek – Giám đốc văn phòng chính sách, Ủy nhiệm viên Bộ trưởng kinh tế Ba Lan phát biểu: “… Mọi Dân tộc đều cần tinh thần đoàn kết, cần những hành động mang tính biểu tượng ngay trong lòng Nước mình. Thời thiết quân luật tại Ba Lan, người Dân đã đồng loạt xuống đường vào lúc 19h30 hàng ngày, đúng vào giờ truyền hình Nhà nước phát chương trình thời sự để tuyên truyền cho chế độ. Bằng cách này, người Dân biểu lộ một cách bất bạo động, rằng họ không đoái hoài gì đến chế độ. Tới nỗi nhà cầm quyền cộng sản đã phải ban hành lệnh giới nghiêm mỗi ngày, bắt đầu từ 19 giờ. Tới dịp, chúng tôi tắt hết đèn và thắp nến đặt trên cửa sổ cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân của thiết quân luật. Chúng tôi cũng đến nhà thờ để cầu nguyện cho những người bị an ninh Ba Lan giết hại. (…) Nhưng trong những ngày mà các bạn vận động dân chủ, tôi sẽ thổ lộ với những người mà tôi gặp, rằng áo trắng của tôi không phải chỉ là màu áo trắng của một nhân viên làm việc bình thường trong chính quyền Ba Lan. Tôi chúc Dân tộc Việt Nam giành lại tự do ít đổ máu như Dân tộc Ba Lan, và vận dụng tự do giành được một cách hữu ích hơn Ba Lan…”.

Nhà báo Lukasz Kobeszko, chuyên viên về Cận Đông cũng đã viết: “… Tôi biết về chiến dịch mặc áo trắng để biểu lộ tình đoàn kết với đối lập từ người bạn Việt Nam của tôi. Tôi nghĩ cần phải tỏa rộng chiến dịch này tới những người trẻ tuổi, thế hệ đã được sống trong thời bình và được tận hưởng tự do. Đối với chúng tôi, tự do là điều hiển nhiên và thế hệ trẻ cũng tưởng rằng tự do bao trùm mọi nơi trên thế giới, khi họ có thể liên lạc với toàn cầu qua Internet. Tất nhiên, dân chủ không phải là liều thuốc kỳ diệu nhưng dân chủ cần thiết như khí trời để mọi người có thể có cơ hội làm việc một cách lành mạnh. Những chiến dịch như chiến dịch mặc áo trắng này cho chúng tôi sự thức tỉnh. Rằng có nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa có những điều kiện sống cơ bản như chúng tôi ở Ba Lan,…”
Và còn bao lời rất tốt đẹp của nhiều Vi nhân sĩ, trí thức Ba Lan khác nữa.

Xin cảm ơn Quý Vị chính khách Australia! Xin cảm ơn Quý vị nhân sĩ, trí thức Ba Lan về những lời nói và hành động rất chân tình, thiết thực, và thật thấm đậm tình người mà chúng tôi sẽ mãi tri ân. Quý Vị luôn là những người bạn lớn của Dân tộc Việt Nam hôm nay và mai sau!

Kính chúc Dân tộc Australia và Quý Vị cùng gia đình một Mùa Giáng Sinh và một Năm Mới an lành hạnh phúc.

Đại diện lâm thời Khối 8406
gồm 2.136 Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình
& hàng vạn Công dân quốc nội & hải ngoại:
Công dân Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn.
Công dân Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình.
Công dân Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.