Thư Ngỏ Đầu Năm Đinh Hợi 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 63.2 kb

JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email:lienlac@viettan.org

****

Thư Ngỏ Đầu Năm Đinh Hợi 2007
của ông Đỗ Hoàng Điềm,
Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Kính thưa đồng bào,

Trong năm 2006 đã có hai biến cố đáng kể cho đất nước về mặt kinh tế. Thứ nhất là việc Việt Nam được chính thức nhận làm thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tức WTO. Thứ hai là sự kiện Việt Nam đứng ra tổ chức hội nghị cao cấp của khối kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC. Cả hai biến cố này được xem như cao điểm hội nhập của Việt Nam đối với thế giới. Đi đôi là niềm hy vọng của nhân dân Việt Nam vào một tương lai phồn vinh, một cuộc sống sung túc hơn.

Hai biến cố này quả đã đánh dấu một cơ hội mới cho đất nước chúng ta. Nhưng liệu dân tộc Việt Nam có nắm bắt được cơ hội này hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Có năm vấn đề lớn mà nhà cầm quyền CSVN phải giải quyết để bảo đảm dân tộc có thể khai thác được những cơ hội của sự hội nhập, và mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng quyền lợi đồng đều chứ không phải chỉ có một thiểu số có chức có quyền.

Thứ nhất là phải giải quyết tình trạng tham nhũng trầm trọng đã thấm vào tận xương tủy của guồng máy nhà nước. Với tình trạng nhũng lạm kinh niên này, càng mở cửa buôn bán với bên ngoài sẽ càng tạo điều kiện cho nạn tham nhũng trở nên ngặt nghèo, càng làm cho tài sản và quyền lợi của đất nước thêm thua thiệt, và nhất là quyền lợi của dân nghèo càng bị bán đứng cho ngoại quốc để làm giầu cho những quan chức của nhà nước. Vấn đề là chính quyền CSVN có thực tâm muốn giải quyết hay không khi ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CSVN, đã từng tuyên bố là chỉ có thể đụng tới cấp thứ trưởng trở xuống mà thôi.

Thứ hai là phải giải quyết tình trạng luật pháp thiếu nghiêm minh, không được thi hành đúng mức hoặc tệ hơn là bị áp dụng tùy tiện. Điều người dân mong đợi là khi mở cửa thì áp lực quốc tế sẽ buộc nhà nước CSVN phải cải tổ luật pháp, tránh tình trạng mù mờ như hiện nay. Nhưng vấn đề là luật pháp chỉ có trên giấy tờ mà thôi hay còn phải được thi hành đúng đắn. Hiển nhiên ngày nay chính ông Nguyễn Tấn Dũng còn phải đổ tội là địa phương không thi hành đúng vì chưa quán triệt luật pháp của nhà nước. Chưa quán triệt hay được dung túng là điều nhân dân cần xét kỹ.

Thứ ba là tình trạng bất công trong xã hội. Đây là hậu quả trực tiếp của hai vấn nạn trên, tham nhũng và luật pháp thiếu nghiêm minh. Ngày nay hình ảnh dân oan tụ tập khiếu kiện tại thủ đô Hà Nội, có lúc lên đến hàng trăm người, đã trở thành một hiện tượng thường xuyên. Tại sao lại như vậy? Xin thưa vì chính những người tự xưng là đầy tớ của nhân dân, từ công an đến quan chức nhà nước, đã chèn ép, ức hiếp dân nghèo đến mức họ không chịu nổi nữa. Khi mở cửa buôn bán với ngoại quốc, với những mối lợi to tát được hứa hẹn, những người đầy tớ nhân dân ấy đã sẵn sàng cướp đất của dân để làm của riêng hay sung công để bán lấy lời.

Thứ tư llà khoảng cách giữa giầu và nghèo ngày càng gia tăng. Đúng là mở cửa buôn bán đã tạo thêm công ăn việc làm, và đời sống của một số tầng lớp nhân dân có được cải thiện so với 15, 20 năm trước. Nhưng có phải tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng như thế không? Câu trả lời là không. Chính những viên chức cao cấp như tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế cho Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, hay cựu thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng đã từng phải lên tiếng báo động hố sâu giữa giầu và nghèo trong xã hội đã gia tăng đáng sợ. Giải thích làm sao khi con em của những cán bộ cao cấp có thể sang Las Vegas bên Mỹ đánh bạc thua cả trăm ngàn đô la một đêm trong khi mức thu nhập bình quân tại Việt Nam vẫn chỉ có mấy trăm đô la một năm mỗi đầu người?

Sau cùng là một vấn nạn khá đặc thù. Đó là tình trạng lao động của người công nhân. Qua những vụ đình công hàng chục ngàn người trong năm 2006, một điều rõ ràng là quyền lợi của người công nhân Việt Nam đã không được bảo vệ đúng mức. Đặc biệt là trong những hãng xưởng của ngoại quốc. Thế thì công đoàn ở đâu? Câu trả lời là vì công đoàn cũng là của nhà nước, của đảng CSVN thì làm sao mà họ lại phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi công nhân? Ưu tiên nếu có là để bảo vệ những hợp đồng mà Hà Nội đã ký với ngoại quốc. Công đoàn thì phải là của người công nhân, không thể lệ thuộc vào nhà nước hay bất cứ một đảng nào. Ở khắp nơi trên thế giới đều như vậy cả, thế thì tại sao ở Việt Nam lại không được như thế?

Với những vấn đề to lớn và phức tạp đó, liệu chúng ta có thể tin tưởng hay phó mặc cho chính quyền Hà Nội giải quyết hay không? Và nếu chính quyền này lại đang bị căn bệnh tham nhũng hoành hành đồng thời nằm gọn trong sự độc quyền kiểm soát của một nhóm người thì làm sao người dân có thể tin tưởng được nữa? Đã đến lúc nhân dân Việt Nam phải tự tranh đấu cho quyền lợi của mình, tự bảo vệ lấy cuộc sống và gia đình của mình.

Nếu bị chèn ép hay bất công, hãy khiếu kiện, nêu đích danh những ai ức hiếp mình để đòi xét xử công bằng. Hàng trăm, hàng ngàn đồng bào đã làm rồi và nhà nước bắt buộc phải lắng nghe.

Nếu bị bóc lột trong nhà máy, hãy đình công cho đến khi quyền lợi được tôn trọng. Hãy cùng nhau tự đòi hỏi thay vì mất thời giờ trông mong vào công đoàn của nhà nước.

Nếu thấy luật pháp không nghiêm minh, nếu thấy tham nhũng lộng hành, hãy đòi hỏi một cuộc bầu cử công bằng để lựa ra những dân biểu xứng đáng không do đảng Cộng Sản chọn sẵn, bằng không thì hãy cùng nhau bỏ phiếu trắng hay tẩy chay cuộc bầu cử vô nghĩa vào tháng 5 tới đây vì nhà nước CSVN cũng sẽ dàn dựng ra những bù nhìn nhũng lạm của dân.

Kính thưa đồng bào,

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng công nhận : Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Điều này quả là đúng. Ngày nay chính họ đang làm công việc áp bức người dân Việt Nam, thì chính họ sẽ phải chấp nhận sự đấu tranh của người dân. Tất cả mọi người dân sẽ phải sẵn sàng tham gia, đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho chính mình và gia đình một cách ôn hòa, bất bạo động.

Ngày nay đã khác, càng mở cửa thì nhà cầm quyền CSVN lại càng không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng. Và chỉ có cách giải quyết rốt ráo những vấn nạn đang đè nặng lên đất nước, lúc đó mới mong có thể khai thác được hết cơ hội của sự hội nhập, và mọi tầng lớp nhân dân mới thực sự hưởng được hết những phúc lợi.

Chúng ta không thể thụ động hay thờ ơ được nữa. Đảng Việt Tân nguyện sẽ cùng đồng bào tranh đấu để giải quyết những vấn đề của đời sống, những vấn nạn của đất nước.

Với quyết tâm đó, trước thềm Xuân Đinh Hợi, thay mặt cho toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, xin kính chúc đồng bào một năm mới an khang, thịnh vượng và đầy thắng lợi.

Trân trọng kính chào đồng bào.

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”