THƯ ỦNG HỘ TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ 8406

THƯ ỦNG HỘ TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ 8406
VÀ THƯ ĐỀ NGHỊ CHUẨN BỊ GIA NHẬP
ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM XXI

Kính gửi:

Cụ Hoàng Minh Chính Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam XXI
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
Nhà nghiên cứu văn hoá Hán Nôm Trần Khuê
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn
Kỹ sư Đỗ Nam Hải
Giáo sư Nguyễn Chính Kết

Trước hết trong lá thư này, chúng tôi xin tự giới thiệu đa số viết và ký tên trong bức thư này là những người nông dân, giáo viên hưu trí, công nhân và nhà tu hành. Chúng tôi hiện cư trú và làm nghề sinh sống ở các xóm bản, làng, thị trấn, thị xã của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi luôn chấp hành theo luật pháp của nhà nước CSVN ban hành. Gia đình và bản thân chúng tôi luôn được chính quyền CSVN tặng khen. Nhưng hình như trong cuộc sống của những người dân thôn quê, chúng tôi càng hiền lành chăm chỉ, chất phác, dễ tin và càng chấp hành nghiêm chỉnh những luật lệ mà nhà nước CSVN đề ra bao nhiêu thì chúng tôi lại càng bị đè nén, đàn áp bấy nhiêu. Khi chúng tôi bị áp bức chúng tôi càng cam chịu bao nhiêu thì càng bị dồn đến con đường cùng bấy nhiêu. Chúng tôi phần lớn bị cướp đoạt ruộng đất, nhà cửa, tài sản, bị đánh đập phải tha phương cầu thực, đến nỗi không chịu được, buộc phải dùng quyền công dân của mình bước vào con đường khiếu kiện. Nhưng nỗi oan khiên của chúng tôi đã không được Đảng CSVN và nhà nước CSVN giải quyết, mà ngược lại họ còn khủng bố chúng tôi về mọi mặt, như : họ tuyên bố những người đi khiếu kiện chúng tôi là những kẻ chống lại nhà nước, có nơi họ con thuê đầu gấu, lưu manh đánh lại chúng tôi (ông Phạm Văn Nho hơn 80 tuổi ở Yên Thế bị đánh nay còn vết thương lõm ở trán, ông Dương Văn Bậc ở Lạng Giang bị đánh ngay trên ô tô khách). Đơn thư khiếu kiện chúng tôi Kính gửi Đảng CSVN, chính phủ, quốc hội và các cấp cao nhất của CSVN thì đều bị ngâm không giải quyết không chỉ kéo dài hàng tháng mà hàng năm hay có khi hàng chục năm. Còn nếu đơn nào được họ để mắt đến xem xét thì chỉ là những giải quyết lờ mờ, à uôm cho xong việc, chứ nội dung không có gì, chủ yếu là chuyển đi chuyển lại. Thực tế họ coi người dân chúng tôi nói chung đặc biệt người nông dân nói riêng như con sâu cái kiến, có mà; “Cái kiến mày kiện củ khoai, kiện đi kiện lại khoai ông vẫn còn”. Và CSVN coi khinh người dân chúng tôi chỉ là hạng dân đen, áo vải là quả bóng để họ đá đi đá lại mà thôi, nay đá về huyện mai đá về xã… Chúng tôi đi kiện bọn cướp đất đai nhà cửa của chúng tôi ở xã mà khiếu kiện lên quan huyện, quan tỉnh, trung ương thì lại bị đá về cho quan xã, chúng tôi không biết kêu đâu đành phải than trời: vì mình đi tố cáo nó thì quan trên lại đưa mình về cho nó xử, thì hỏi nó có thịt mình không.

Như: vụ ông Nguyễn Văn Thân ở thị trấn Nếnh- Bắc Giang, gia đình tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng đòi độc lập từ những năm 1947. Gia đình sinh sống yên ổn trên mảnh đất của cha ông cũng từ thời trước đó đến nay bỗng dưng quan xã đến cắt ngon lành một thửa đất đẹp của gia đình cho một người khác. Khi gia đình khiếu kiện thì quan xã trả lời thản nhiên: “đất đai của toàn dân, chính quyền muốn cấp cho ai thì người ấy được”. Như vậy quan CSVN muốn cướp của ai thì cướp, muốn cho ai thì cho vì quan đã được cả đến luật pháp của CSVN bảo vệ cho quan rồi.

Ông Phạm Văn Nho ở huyện Yên Thế – Bắc Giang và gia đình theo lời kêu gọi đi phát triển kinh tế từ những năm 1960 từ giã quê hương Xuân Thuỷ – Xuân Trường –Nam Định giàu có lên vùng rừng xanh, núi đỏ, cuộc sống vô cùng gian nan vất vả nhưng vẫn cần cù chịu khó cày xới, khai hoang để có một cuộc sống tươi đẹp. Nhưng khi thành quả lao động của ông đơm hoa, kết trái thì quan xã không giấu nổi nỗi thèm khát đã xui người cướp đoạt của gia đình ông. Khi gia đình ông kêu cầu lên các cấp trên thì nỗi oan đã không được giải mà các quan lại còn thuê đầu gấu chém ông trọng thương. Hơn 80 tuổi, già cả nhà nghèo để theo hầu kiện ông phải đi bằng chiếc xe đạp cà khổ, cũ nát vượt hàng trăm cây số về Hà Nội để đưa đơn kêu cứu. Dọc đường đi phải sống dựa vào sự cưu mang của bà con cùng đi khiếu kiện với mình thì mới có cơm ăn và đủ sức để tiếp tục về được Hà Nội để nộp đơn lên cơ quan cấp cao.

Ông Nguyễn Tiến Lựa ở xã Tiền Phong – huyện Yên Dũng – Bắc Giang là người dũng cảm, giữa đường thấy bất bình chẳng tha, một hiệp sĩ bảo vệ công bằng xã hội thời nay. Ông thương những người nông dân như ông, cần cù một nắng hai sương, chăm chỉ lao động, nhưng kết quả bị bon tham nhũng ở chính quyền chia nhau cướp đoạt. Khi ông tố cáo lên cấp trên thì gia đình ông bị quan lại địa phương gây khó dễ đủ đường, vu cáo ông là người gây rối trật tự xã hội. Công an địa phương còn tung tin thất thiệt chia rẽ nội bộ gia đình ông, làm cho vợ chồng, cha con ông xung khắc bất hòa.

Sư cô Thích Đàm Thoa, trước trụ trì ở chùa Liễu Nham – Yên Dũng – Bắc Giang, sư cô còn được chính quyền CSVN và nhân dân bầu cử là uỷ viên Mặt trận Tổ quốc xã. Ngôi chùa nơi sư cô tu hành, đã được sư cô và nhân dân tu bổ từ một ngôi chùa dột nát nay trở thành to đẹp, khang trang. Bản thân sư cô cũng là một nạn nhân của vụ đàn áp cướp chùa, đuổi sư lang thang đầu đường, góc phố không nơi tu hành. Sư cô tá túc ở góc nhà vệ sinh công cộng ở vườn hoa Lý Tử Trọng ven hồ Tây – Hà Nội để theo khiếu kiện, thời gian đã hơn 2 năm. Đơn của sư cô gửi các cấp đã không được giải quyết dứt điểm, mà bản thân sư cô còn bị bắt giam trái phép rất nhiều lần, tài sản, điện thoại di động, tiền bạc bị công an lần túi cướp trắng trợn.

Ông Dương Văn Bậc ở huyện Lạng Giang – Bắc Giang, gia đình cũng có đóng góp cho nhà nước CSVN trong cuộc giành độc lập trước đây. Bản thân ông Bậc được nhân dân tín nhiệm bầu làm cán bộ thôn xóm. Trong quá trình công tác ông Bậc thấy bất công đè nén, áp bức nhân dân, quan xã, quan xóm ăn chặn của dân trong thôn ông đã dũng cảm đứng lên đấu tranh thì chúng quay lại đàn áp gia đình ông. Tháng 9-2006, vừa qua ông Bậc lên Hà Nội để gửi đơn lên các cấp lãnh đạo cao của Đảng CSVN, chính phủ, quốc hội CSVN và có đến nhà ông Nguyễn Thế Đàm để có nhờ ông Đàm viết đơn từ khiếu nại hộ. Trên đường trở về nhà ở Bắc Giang, lúc 11 giờ sáng ông bị 3 thanh niên ăn mặc chỉnh tề đánh ông trên ô tô trước mặt rất đông người một cách rất dã man để nhằm cướp túi tài liệu của ông. Ông Bậc là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ cần cù không có thù oán với ai nên việc ông bị 3 thanh niên này vẫy xe giữa đường và đã đánh ông ngay thì chỉ là những mật vụ của bè lũ tham nhũng chứ không thể ai khác. Sự việc này người dân ngồi cùng ô tô với họ cũng biết đó là những tên mật vụ an ninh nên không ai dám đứng ra can ngăn, đỡ đòn cho ông.

Trên đây là những vụ điển hình mà chúng tôi nêu ra, còn nhiều vụ khác mà không thể kể hết được tội ác của Đảng và nhà nước CSVN đối với những người nông dân thấp cổ bé họng như chúng tôi.

Như vậy những người nông dân lao động lam lũ trực tiếp như chúng tôi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời, đã đủ cơ sở để khẳng định rằng cả hệ thống chính quyền Đảng và nhà nước CSVN chỉ là một băng đảng hay tập đoàn Maphia, họ không còn gì là chính nghĩa, họ không đại diện cho ai, lại càng không đại diện cho những người nông dân chúng tôi. Hiện nay họ nắm quyền cai trị đất nước, cái họ dựa không phải là nông dân chúng tôi mà là dựa vào công an, quân đội, nhà tù súng đạn để đàn áp người dân mà thôi. Họ thường xuyên dùng thủ đoạn là tuyên truyền sống sượng, lừa bịp nhân dân trong nước và thế giới còn quyền tự do hội họp, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận thì họ tước đoạt hoàn toàn của người dân chúng tôi. Quyền con người của chúng tôi bị Đảng CSVN tước đoạt hoàn toàn, nên vừa qua chúng tôi được biết tin Cụ Hoàng Minh Chính, các linh mục Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý, các nhà trí thức khác như các ông Trần Khuê, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết đã bất chấp nguy hiểm, liên kết bắt tay nhau để soạn thảo và công bố Bản Tuyên ngôn Dân chủ ngày 8-4-2006. Nội dung Bản Tuyên ngôn Dân chủ này đã thể hiện nỗi mong ước khát khao quyền sống được hưởng các quyền làm người chân chính, được sống được tự do không còn cảnh bị đàn áp bất công khủng bố. Vì thế chúng tôi đồng tâm nhất trí ký tên ủng hộ Bản Tuyên ngôn lịch sử này và nghiên cứu kỹ, chuẩn bị tinh thần để trở thành Đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam XXI do Cụ Hoàng Minh Chính và ông Trần Khuê đứng đầu. Chúng tôi cũng kêu gọi các Tổ chức quốc tế theo dõi bảo vệ quyền con người, các cơ quan truyền thông quốc tế, đồng bào trong và ngoài nước hãy yểm trợ cho chúng tôi về mọi mặt để chúng tôi vững tin và mạnh mẽ trong cuộc khủng bố của nhà nước CSVN vì do đã công bố bức thư này.

Nhân bức thư này chúng tôi cũng kêu gọi Các anh chị em trong lực lượng công an, an ninh, quân đội đang bảo vệ Đảng và nhà nước CSVN hãy mau chóng thức tỉnh, giác ngộ tư tưởng dân chủ tự do ngừng tay chấp hành lệnh cấp trên đàn áp những người dân tha thiết với nền dân chủ của đất nước và nhân dân khiếu kiện nói chung. Những ai cố tình bịt mắt, bưng tai tiếp tay cho Đảng và nhà nước CSVN đàn áp nhân dân thì sớm muộn sẽ bị lịch sử và dân tộc phán xét, xử tội vì đã chống lại nhân dân mình.

Đoàn thể dân oan tỉnh Bắc Giang chúng tôi ngày một lớn mạnh đoàn kết nhất trí là nhờ sự đấu tranh kiên cường của tất cả bà con và cũng nhờ sự lãnh đạo mưu trí, can đảm, bất khuất và thông minh của các vị lãnh đạo đoàn là ông Nguyễn Tiến Lựa, sư cô Thích Đàm Thoa và bà Vương Thị Hà.

Dưới đây là danh sách đã ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 8406 và chuẩn bị xin gia nhập Đảng Dân Chủ Việt Nam XXI của nhân dân tỉnh Bắc Giang chúng tôi và chúng tôi cũng xin gửi kèm các tấm ảnh để minh hoạ cho Bức thư và để minh chứng cho các bạn rõ về cuộc đấu tranh đòi nhân quyền của chúng tôi là có thật, của những người bằng xương bằng thịt có địa chỉ rõ ràng. Điều này cũng góp phần khẳng định chứng minh cho danh sách của hơn 2000 người ký tên ủng hộ khối 8406 là có thực, không phải là giả mạo như tuyên truyền của chính quyền CSVN.

1. Dương Văn Lung-Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang
2. Nguyễn Văn Thân-Thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang
3. Đỗ Văn Bò-Phúc Lâm, Hoàng Minh, Việt Yên, Bắc Giang
4. Nguyễn Văn Trang-Chung 1, xã Tiên Sơn, Tân Yên, Bắc Giang
5. Đỗ Thị Huệ-Hồng Đức, Tân Yên, Bắc Giang
6. Nguyễn Thị Trường-Dương Đức, Lạng Giang, Bắc giang
7. Nguyễn Thị Bình-Thị trấn Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang
8. Ngô Thị Nghiên-Tân Sỏi, Yên Thế, Bắc Giang
9. Phạm Thị Lộc-Thị trấn Kép. Bắc Giang
10. Phạm Văn Mùi-Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
11. Trần Thị Hồng-Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang
12. Đỗ Thị Luyện- Sơn Động, Bắc Giang
13. Lương Thị Sáu-Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang
14. Nguyễn Thị Cậy- Tân Văn, Tân Dĩnh. Lạng Giang, Bắc Giang
15. Lê Thị Oanh Anh-Tân Văn, Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang
16. Nguyễn Thị Lan-Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang
17. Nguyễn Văn Đăng-Phố Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang
18. Nguyễn Đình Hải-Thôn Đình, Xuân Lương, Lạng Giạng, Bắc Giang
19. Nguyễn Văn Giáp-Thôn Chùa, Xuân Lương, Lạng Giang, Bắc Giang
20. Nguyễn Thị Soan-Thôn Chùa, Xuân Lương, Lạng Giang, Bắc Giang
21. Nguyễn Thị Hanh-Chùa Nguộn, Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang
22. Nguyễn Văn Mai-Tiến Phan, Tân Yên, Bắc Giang
23. Nguyễn Thị Thuần-Cầu Thương, Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang
24. Nguyễn Quang Huyên-Nam Cường, Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang
25. Hoàng Thị Toan-Cầu Thượng, Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang
26. Nguyễn Thị Thanh-Đoan Bái, Hiệp Hoà, Bắc Giang
27. Vương Thị Hà-Trần Phú, Bắc Giang
28. Dương Văn Thơ-Nội Hàm, Yên Dũng, Bắc Giang
29. Vũ Thị Huệ-Toàn Mỹ, Thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang
30. Trần Ngọc Đôn-Liên Sơn, Tân Yên, Bắc Giang
31. Đinh Thị Hoà-Thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái, Hiệp Hoà, Bắc Giang
32. Hà Văn Thao-Gia Tiến, Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang
33. Trần Văn Biên-Cao Xanh, Tân Yên, Bắc Giang
34. Dương Văn Lượng- Bắc Giang
35. Nguyễn Thuyên-Yên Lư, Yên Dũng, Bắc Giang
36. Nguyễn Văn Phương-Thị trấn Vôi, Bắc Giang
37. Giáp Thị Vừng-Bắc Giang
38. Nguyễn Văn Sinh-Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang
39. Nguyễn Văn Đàm-Thôn Trung, Đồng Việt, Yên Dũng, Bắc Giang
40. Lê Thanh Nghị-Đồng Việt, Yên Dũng, Bắc Giang
41. Nguyễn Tiến Lựa-Tiền Phong, Yên Dũng, Bắc Giang
42. Lê Thị Sử-Thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang
43. Lương Thị Thuyên-Tiền Phong, Yên Dũng, Bắc Giang
44. Lý Văn Phin thị trấn Chũ, Bắc Giang
45. Thích Đàm Thoa Chùa Nguyệt Nham – Tân Liễu – Yên Dũng – Bắc Giang
46. Nguyễn Văn Chuyền xóm Hà – Mỹ Hà- Lạng Giang – Bắc Giang
47. Nguyễn Kim Nhàn tổ 4 – khu 34- Song Mai –Bắc Giang
48. Phạm Văn Nho Xuân Lương – Yên Thế – Bắc Giang
49. Hoàng Văn Hoá Xóm Đông – An Hà – Lạng Giang – Bắc Giang
50. Đồng Văn Đông Xóm Kép – An Hà – Lạng Giang – Bắc Giang
51. Phạm Thị Ái – thị trấn Cao Thượng – Tân Yên – Bắc Giang
52. Nguyễn Đình Hải Xuân Hương – Lạng Giang – Bắc Giang
53. Nguyễn Thị Thanh Thị trấn Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc Giang
54. Hoàng Văn Lứa Vân Cốc – Vân Trung – Bắc Giang
55. Dương Thị Vang Lục Nam – Bắc Giang
56. Trương Thị Tống Lục Nam – Bắc Giang
57. Dương Văn Bậc Lạng Giang – Bắc Giang
58. Nguyễn Văn Nghề – Lục Ngạn – Bắc Giang