Tín Đồ Công Giáo Tiếp Tục Cầu Nguyện Đòi Lại Tòa Khâm Sứ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người Công giáo Việt Nam cầu nguyện về đất đai giáo hội bị tịch thu.

JPEG - 15.8 kb
Hình AFP

Hà Nội (AFP) – Hàng trăm tín đồ Công giáo Việt Nam đã tổ chức những buổi tỉnh thức cầu nguyện tại thủ đô vào cuối tuần qua, đây là sự kiện mới nhất trong một chuỗi những sự kiện yêu cầu trả lại đất đai của giáo hội đã bị cộng sản trưng thu cách đây nửa thế kỷ.

Các tín hữu Công giáo Việt Nam hát thánh ca và cầu nguyện cho sự trả lại đất đai của giáo hội tại Hà Nội

Các linh mục và giáo dân Công giáo đã đốt nến, cắm hoa và hát thánh ca ở ngoài hàng rào sắt chung quanh một dinh thự gần Nhà thờ Chính toà Hà Nội sau các buổi cầu nguyện ngày Thứ Bảy và thánh lễ Chủ Nhật.

Họ nói rằng cái dinh thự rộng lớn có kiến trúc kiểu thời thuộc địa Pháp và 1,1 mẫu tây đất của toà nhà là văn phòng cũ của khâm sứ Vatican tại Hà Nội, đã bị tịch thu bởi nhà nước khi vị khâm sứ bị trục xuất vào cuối thập niên 1950.

Những tín hữu Công giáo cho biết là nhà cầm quyền Hà Nội đã gìn giữ toà nhà được nguyên vẹn nhưng đôi khi lại dùng nó như một nơi nhảy đầm, trong khi các quan chức địa phương cũng dùng khu vườn, được che bởi một cây đa to lớn làm nơi đậu xe gắn máy.

Một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội, với điều kiện được giấu tên, cho hãng thông tấn AFP biết, “Ðó là đất đai và tài sản của giáo hội. Chúng tôi có giấy chứng nhận quyền sở hữu từ năm 1933”

Những người Công giáo bây giờ hy vọng rằng vụ tranh chấp này sẽ được giải quyết sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tiếp xúc với Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong một buổi cầu nguyện với hàng ngàn tín hữu vào cuối tháng 12, và hứa hẹn sẽ xem xét vấn đề. Tài sản cũ của giáo hội tại Hà Nội

JPEG - 17.9 kb
Hình AFP

Việt Nam nguyên là một cựu thuộc địa Pháp và là một quốc gia thống nhất dưới chế độ cộng sản từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, có một cộng đồng Công giáo lớn nhất Ðông Nam Á chỉ sau Phi Luật Tân – vào khoảng 6 triệu trên một dân số 84 triệu.

Một cách chính thức thì giới cầm quyền cộng sản vô thần đã từ lâu lo ngại rằng các tổ chức tôn giáo, cả Công giáo lẫn Phật giáo, có thể làm suy yếu quyền hành của họ, nhưng tình trạng đã được cải thiện, đặc biệt là cho những người Công giáo, trong vài năm gần đây.

Trong khi tất cả các sinh hoạt tôn giáo vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, thì chính phủ đã bắt đầu đối thoại với những người Công giáo trong thập niên 1990 và đưa đến một chuyến viếng thăm đầy chú ý đến Vatican cách nay gần một năm của Thủ tướng Dũng.

Chế độ Hà Nội đã có môt quan hệ căng thẳng với Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, được xem như là người đã góp phần vào việc thất bại của chủ nghĩa cộng sản Sô Viết, nhưng Hà Nội đã chúc mừng người kế vị là Ðức Giáo hoàng Biển Ðức thứ 16 ngay sau khi ngài trở thành giáo hoàng vào năm 2005, nói rằng họ muốn có quan hệ gần gũi hơn.

Các dịp lễ lậy của Thiên Chúa giáo như Lễ Giáng Sinh đã trở thành rất thông thường, với hàng ngàn giáo dân và những kẻ hiếu kỳ tràn ngập các vương cung thánh đường và các nhà thờ.

Tuy vậy, các đề tài tôn giáo vẫn là những vấn đề nhạy cảm, và giới truyền thông quốc doanh đã tự chế không đăng tải tin tức về những buổi cầu nguyện.

Công an mật vụ đã trà trộn vào đám đông để quay phim chụp hình, vị linh mục cho biết.

“Một số tín hữu Công giáo đã bị hỏi thăm bởi nhân viên an ninh, và một số khác nói rằng họ đã bị áp lực không được tham dự những buổi cầu nguyện”, vị linh mục nói thêm và nhấn mạnh rằng ông không phát biểu đại diện cho giáo hội Công gíao.

Khi được hỏi ông đánh giá thế nào về tự do tôn giáo tại Việt Nam, thì vị linh mục nói rằng người Công giáo vẫn không thể học hành để trở thành các nhà ngoại giao hoặc làm công an, và giáo hội vẫn bị cấm không được ra báo chí riêng, không được mở trường học và bịnh viện.

****

Vietnam Catholics pray over seized church land
6.1.2008

HANOI (AFP) — Hundreds of Vietnamese Catholic Christians held prayer vigils in the capital at the weekend, the latest in a series asking for the return of church land seized by the communists half a century ago.

Priests and Catholic followers lit candles, placed flowers and sang at the iron fence around a property near Hanoi’s central St Joseph’s Cathedral after Saturday prayers and Sunday masses.

They say the large French-colonial villa and the 1.1 hectares (2.7 acre) it sits on are the former office of the Vatican’s delegate to Hanoi, confiscated by the state when he was expelled in the late 1950s.

Hanoi authorities have kept the building intact but used it as a sometime discotheque while local officials have also used the garden area, shaded by an enormous banyan tree, as a motorcycle carpark, the Christians say.

“It’s the land and the property of the church. We have the certificate of ownership of the property since 1933,” one priest from the Hanoi archdiocese told AFP, speaking on condition he not be named.

Catholics are now hopeful the dispute will be resolved after Prime Minister Nguyen Tan Dung met Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a prayer meeting with thousands of followers in late December, pledging to consider the issue.

Vietnam, a former French colony and a unified, communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia’s largest Catholic community after the Philippines — about six million out of a population of 84 million.

Its officially atheist communist rulers have long worried that religious groups, both Christian and Buddhist, could undermine their authority, but conditions have improved, especially for Catholics, in recent years.

While all religious activity remains under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.

Hanoi had tense relations with pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.

Christian festivals such as Christmas have become popular, with thousands of followers and curious now crowding Vietnam’s cathedrals and churches.

Still, religious issues remain sensitive, and the state-controlled media has refrained from covering the mass prayer meetings.

Undercover police have milled in the crowds, taking video and photographs, the priest said.

“Some Catholic followers were questioned by security officials, and some say they were pressured not to attend the prayers,” said the priest, who stressed he was not speaking on behalf of the Catholic church.

Asked how he rated religious freedom in Vietnam, the priest said Catholics still cannot study to become diplomats or police officers, and that the church remains barred from operating its own newspapers, schools and hospitals.

Copyright © 2008 AFP. All rights reserved

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…