Tin Mới Nhất Về Tù Nhân Lương Tâm Linh Mục Tađêô Nguyễn Văn Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 71 kb

Ngày thứ tư 10-10-2007, lúc 6g sáng, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng cô Minh, em họ của linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý –lặn lội từ Đồng Nai và Thừa Thiên Huế- đã đến trại K1, Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam nộp giấy xin thăm gặp vị tù nhân lương tâm. Khoảng 9g, cán bộ trại giam dẫn cha Lý ra phòng khách.

Không như lần thăm cách đây một tháng của hai linh mục (có hai camera trên tường quay mọi cảnh từ đầu đến cuối và 4 công an canh phòng dò xét cả trong lẫn ngoài – xin xem lại bản tin ngày 10-09-2007), lần này chỉ có hai công an, một ngồi cạnh linh mục Lý và một trong góc ghi ghi chép chép. Kẻ ghi chép này là thiếu tá Nam, người đã luôn được giao nhiệm vụ “chăm sóc” cha Lý kể từ lần tù 2001-2005. Mở đầu, linh mục Lý phân trần:

- Chị và em đừng thấy tôi lần này mặc đồ tù sọc dưa mà tưởng tôi công nhận mình là một tội nhân. Tôi không bao giờ nhận tội cả, và khi ở trong phòng, tôi không bao giờ mặc bộ đồ này! Nay đành phải mặc nó kẻo trại không cho ra gặp hai chị em. Cha Trần Văn Quý và cha Hồ Văn Uyển mới rồi đến trại thăm, tôi đã tính không ra gặp khi nghe trại bắt phải mặc đồ tù, nhưng nghĩ tình anh em từ xa lặn lội đến nên đành phải mặc nó.

Chuyến thăm của hai cha ấy là trò dàn dựng và trình diễn của nhà nước. Họ đã quay camera để khi cần thì trình chiếu với các phái đoàn ngoại quốc. Dù sao, xin chị Hiểu vào gặp hai cha ấy, cảm ơn hai vị đã ra thăm em, rồi nói thêm với cha Trần Văn Quý là nên từ chức thành viên Hội đồng Nhân dân đi. Không làm được tích sự gì đâu!!! Phải thẳng thắn và mạnh dạn đấu tranh với nhà nước may ra mới làm được việc gì cho Quê hương và Giáo hội!

- Chú có biết, bà Hiểu buột miệng, là hình Chú bị bịt miệng đã bay khắp thế giới không?

- Em có biết,

JPEG - 5.3 kb

biết rất rõ! Em đã dự đoán tình huống ấy nên trong báo Tự do Ngôn luận do em và mấy cha bạn làm, ngay từ số hai đã có hình một người bị bịt miệng và bịt mắt. Đó là bản chất của chế độ này. Và em là bằng chứng. Nhưng họ làm thế chỉ hữu hiệu với ai sợ họ, còn đối với ai không sợ thì việc đó vô ích. Đúng là vẫn còn nhiều người sợ họ, cụ thể là không dám nhận tờ Tự do Ngôn luận do chúng em phát hành. Tuy nhiên, tờ báo đó vẫn phổ biến khắp cả Việt Nam, từ Lạng Sơn Hà Nội vào tới Sóc Trăng Cần Thơ!

Ông Triết ông Dũng mới rồi ra ngoại quốc, nói với thế giới là tại VN không có tù nhân chính trị!?! Sao mà không có? Bằng chứng là Nguyễn Văn Lý này đây, là nhiều chiến sĩ dân chủ khác đang bị giam khắp cả Việt Nam đây. Em sẽ ở mãi trong tù cho đến khi nhà nước công nhận là họ có giam giữ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm!

- Các Đức Giám mục đang họp tại Hà Nội, chú có biết không?

- Thôi đừng nhắc tới các ngài nữa. Các ngài cứ làm việc của các ngài, cứ theo lương tâm và trách nhiệm mục tử mà làm! Nhân đây xin nhắc lại chuyện là hai cha hôm nọ đến thăm em mà khơi khơi mang một chai rượu lễ và một bao bánh lễ rồi khơi khơi thông báo với trại. Trong tù ai mà cho uống rượu! Nên trại đã giữ lại mà không cho em nhận. Em có nói với ông Nam đây là hôm nay hãy trả lại chai rượu nho ấy để chị mang về mà sao chẳng thấy ông mang ra (cán bộ Nam ngồi im lặng).

- Chắc cha Quý nghĩ mình là thành viên Hội đồng nhân dân nên có thế giá, sẽ được nể nang!

- Hừ! Nhà nước này có nể nang ai đâu! Lại càng không nể nang những ai theo họ, làm việc cho họ, thỏa hiệp với họ! Có nể trọng chăng là nể trọng những người đám đương đầu với họ thôi.

- Chú vẫn nhận được quà gia đình gởi qua Bưu điện chứ? Gia đình hỏi thế là vì không thấy Chú hồi âm. Từ ngày chú đi ở tù lần này, gia đình chỉ nhận được một lá thư.

- Em vẫn đều đều nhận được quà gia đình gởi qua bưu điện, và lần nào cũng xin trại cho giấy và mượn bút để hồi âm, nhưng không hiểu sao thư chẳng tới. Có thêm chuyện nữa, sao gia đình chỉ đề trên quà là “gởi ông/anh Nguyễn Văn Lý” mà không đề là “gởi linh mục Nguyễn Văn Lý”?

- Đề như thế, bưu điện nó đâu có cho gởi, nó đâu có chuyển! “Nhà nước ta đâu có giam giữ các nhà tu hành!” À! Trại đã cho Chú nhận sách nguyện để đọc kinh chưa?

- Chưa? Giấy bút còn chưa cho giữ, huống chi là sách nguyện. Họ chỉ cho đọc báo Pháp luật mà gia đình đã gởi thôi. Vì em vẫn trong tình trạng biệt giam hoàn toàn. Phòng thì có lót gạch men lại, để khoe với phái đoàn nào đó sẽ đến thăm. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy ai cả!

Câu chuyện loanh quanh tới gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Lúc ghi tên vào phiếu ký nhận đồ thăm nuôi, cha Lý đã viết rõ ràng: “Linh mục Nguyễn Văn Lý, tù nhân lương tâm”. Trước khi giã từ, linh mục còn nói với bà chị và cô em:

- Lần sau đến thăm mà không thấy tôi ra gặp thì hai chị em đừng có ngạc nhiên! Cứ gởi đồ rồi bình tĩnh và an tâm đi về.

Phóng viên FNA tường trình từ Huế, ngày 12-10-2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.