Tình Hình Tranh Đấu Của Dân Oan Các Tỉnh Tại Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Tin Nhanh Của Nhóm Phóng Viên đấu Tranh Vì Công Lý về tình hình biểu tình tranh đấu của đồng bào Dân oan các tỉnh tại Sài Gòn.

Như dư luận đã biết, vừa qua ngày 11/10/2007 một lực lượng đông đảo hùng hậu công an CSVN tại Sài Gòn đã dùng vũ lực thô bạo để cưỡng bức giải tán hành trăm đồng bào dân oan thuộc mấy tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ lên Sài Gòn để tập trung đưa đơn khiếu kiện, tố cáo chánh quyền CS các cấp ở địa phương đã cướp đoạt ruộng đất, vườn tược, tài sản của đồng bào nơi họ cư trú…Và đây cũng là lần thứ 3 cuộc đấu tranh khiếu kiện của bà con bị giải tán, cưỡng bức họ về quê quán kể từ cuộc đàn áp khốc liệt 1.200 đồng bào oan thuộc 19 tỉnh đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19/7/2007 cách nay đúng tròn 3 tháng.

JPEG - 75 kb

Ngay sau ngày hôm 11/10/2007 đúng 1 ngày hơn 30 đồng bào dân oan thuộc các tỉnh và thành phố như Đà Lạt – Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Long An….đã kéo nhau lên trở lại Sài Gòn để tập trung đưa đơn tố cáo, khiếu kiện đòi tài sản bị tước đoạt. Khi số Đồng bào dân oan trên kéo đến trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và nhà nước CSVN đặt tại số 210 đường Võ Thị Sáu thì bị đông đảo công an và dân phòng xua đuổi không cho đồng bào vào văn phòng để nộp đơn. Đã thế họ còn dựng dãy hàng rào sắt ngăn cản bà con và trưng tấm biển lớn nội dung: ” Ở đây cấm tụ tập đông người…” !!!???

Thấy tình hình có vẻ rất cẳng thẳng như vậy, vì đồng bào dân oan đã vượt hàng trăm km để đến đúng nơi, đúng chức năng, thẩm quyền giải quyết vụ việc mà nay lại bị chính những kẻ luôn tự nhận là “đầy tớ của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân” chúng không chỉ ngoảnh mặt làm ngơ vô trách nhiệm mà còn sử dụng mọi cách hành xử bạo ngược để xua đuổi, nhằm trốn tránh tội lỗi và trách nhiệm trước đồng bào. Vì thấy thế, nên họ đồng loạt bảo nhau không thèm chầu chực trước trụ sở này nữa mà họ lại lũ lượt kéo nhau đi tuần hành trên các đường phố ở trung tâm quận 1 và 3. Khi họ đi bộ trong tâm trạng tuyệt vọng và đã quá mệt mỏi thì tốp dân oan ít ỏi này lại kéo về ngồi trước trụ sở toà nhà của chánh quyền CS thành phố vẫn được kêu bằng cái tên Uỷ ban nhân dân thành phố “Hồ Chí Minh”…. Trong số dân oan này có mấy chục đồng bào người TP Đà Lạt đã chạy thoát được cuộc đàn áp bắt bớ cách đây mấy hôm, nên họ đã nhập vào ngay số dân oan các tỉnh vừa kéo lên Sài Gòn để cùng tiếp tục đấu tranh. Thế nhưng họ cũng chỉ được vài hôm tham gia đi bộ đấu tranh ở đây thôi, rồi ngay sau đó số dân oan Đà Lạt đã phải chạy tan tác và có tin họ đã liều mạng chạy ra Hà Nội để nhập vào đội ngũ hàng trăm dân oan đang tập trung ở Mai Xuân Thưởng và Cầu Giấy để tiếp tục hy vọng đòi được công bằng và công lý cho mình. Lý do họ phải bỏ chạy như vậy là vì bộ công an CSVN trung ương đã chỉ đạo cho công an Lâm Đồng phải về Sài Gòn để rình cơ hội cưỡng chế số dân oan thành phố này phải trở về địa phương không cho họ có mặt khiếu kiện ở Sài Gòn nữa…

Liền mấy hôm nay có hơn 100 đồng bào dân oan tỉnh Sóc Trăng lại kéo về Sài Gòn để khiếu kiện nâng tổng số dân oan có mặt tại thành phố này lên trên dưới con số 200 người. Số dân oan này họ vẫn tập trung trước 210 Võ Thị Sáu, khi bị công an xua đuổi thì họ lại đi tuần hành trên các đường phố trung tâm và rồi cũng chẳng biết đi về đâu nữa. Tình cảnh của đồng bào thật bi đát và thật đáng thương cảm trước một chánh quyền vừa vô trách nhiệm, vừa vô cảm trước khổ đau của đồng bào mà chính họ là thủ phạm gây ra đau khổ cho đồng bào. Số phận của đồng bào dân oan Việt Nam hiện nay cũng như từ bao lâu nay, nói chung như trái banh để chánh quyền CS từ địa phương và trên trung ương đá qua đá lại cho vui mắt mặc cho cảnh ngộ của đồng bào thê thảm, đói khát và tuyệt vọng…

Hiện nay hàng ngày vẫn có hàng trăm đồng bào dân oan các tỉnh chủ yếu là ở khu vực Nam Bộ – vùng vựa lúa rất lớn mà vốn rất trù phú của của cả nước, họ vẫn có mặt tập trung khiếu kiện tại Sài Gòn để đấu tranh đòi tài sản, ruộng rẫy bị cướp đoạt. Họ vẫn đi bộ tuần hành để đấu tranh trên những con đường mà trước đây các cô dân oan dũng cảm như Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang…đã dẫn đường và hỗ trợ cho họ mà nay phần lớn hoàn cảnh các cô đã bị công an CS thành phố quản thúc tại gia rất nghặt nghèo và nặng nề cả ngày lẫn đêm 24/24 giờ. Còn trường hợp cô Vũ Thanh Phương thì cũng chẳng khá gì hơn, từ khi cô được tạm thả về nhà đến nay thì cô đi đâu cũng được 2-3 mật vụ CS chăm sóc rất kỹ từ sáng sớm đến tối khuya….

JPEG - 82.9 kb

JPEG - 41.9 kb

Tuy các cô dân oan ở thành phố mang tên “bác” bị công an CS của ” bác ” quản thúc và theo dõi chặt chẽ như vậy, nhưng Nhóm phóng viên tranh đấu vì công lý vẫn có những thành viên gan dạ, bí mật đi theo đoàn dân oan đấu tranh để chụp hình và đưa tin nhằm cập nhật thông tin sốt dẻo, trung thực, nhanh chóng và để bảo vệ đồng bào dân oan các tỉnh đang tham gia xuống đường ở Sài Gòn. Do đó hôm nay Nhóm tranh đấu của chúng tôi xin chuyển đến dư luận những hình ảnh mới nhất về các cuộc xuống đường của bà con trong mấy ngày qua.

Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý tường trình và phổ biến bản tin này từ Sài Gòn
Hồi 22 giờ 30 phút ngày 19/10/2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…