Tính sổ Bauxite: Ai dại – ai khôn, ai sáng – ai tối?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin tức gần đây trên hệ thống thông tin chính thống của nhà nước đã loan tải về sự thua lỗ tại các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên ở Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng, và ở Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông mà con số dự kiến thua lỗ trong những năm tới lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

Theo kết quả giải trình của Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hiệu quả của hai dự án bauxite Tây Nguyên cho thấy dù tổng mức điều chỉnh hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng (tăng 3.800 tỷ đồng đến 4.300 tỷ đồng), hiệu quả của hai dự án trong những năm đầu chưa cao thì mức lỗ ở các đơn vị cũng đã lên tới 653 tỷ đồng mỗi năm.

Thực ra chuyện làm ăn lổ lã của các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên không phải đợi tới nay mới tính ra được, mà nó đã được các chuyên gia lên tiếng báo động từ trước, khi nó còn là dự án chưa được triển khai; từ hiệu quả kinh tế đến những nguy hại về an ninh quốc phòng và môi trường. Kể cả việc sử dụng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro… Dự án bauxite nếu làm đến cùng thì sẽ trở thành gánh nặng kinh tế, và dù có “thuận buồm xuôi gió” thì cũng lỗ…..Thế nhưng, lãnh đạo đảng vẫn quyết tâm tiến hành. Chỉ cần một câu khẳng định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội đầu năm 2009: “Khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng và nhà nước“ là cơ quan được gọi là “quyền lực cao nhất nước“ này ngậm tăm và dự án được tiến hành; bất chấp vô số những kiến nghị phân tích ngọn ngành và can gián. Không những thế, theo một thăm dò của báo Dân Trí thì có đến 93% số người được hỏi mong muốn dừng dự án, trong khi chỉ có 6% đồng tình với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiến hành thực hiện. (*)

Bất kể những thiệt hại nhãn tiền rất lớn lao cho đất nước và dân tộc, khai thác bauxite trở thành “chủ trương lớn của đảng và nhà nước“ không phải là không có nguyên cớ. Theo những tin tức bán chính thức được tiết lộ, thì từ cuối năm 2001 đã có số tiền 300 triệu mỹ kim của Trung Quốc được chuyển cho Nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh, và từ cuối năm 2006 đến năm 2009 Trung Quốc cũng đã chuyển số tiền 150 triệu đô la mỹ cho gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả là để thúc đẩy tiến hành khai thác bô xít ở Việt Nam, mà khách hàng duy nhất là Trung Quốc. Vì vậy, từ năm 2001, trong Ðại hội IX (cuả đảng CSVN), dự án này đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua; và “Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay”. (*)

Sau những món tiền hối lộ kể trên, lãnh đạo đảng CSVN thoả mãn phần nào cơn khát tiền, nên đã bất chấp mọi can ngăn. Nhất định chỉ dựa vào những tính toán của các “chuyên gia” Trung Quốc, là nước đang trong cơn khát tài nguyên cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nhưng họ buộc phải đóng các công ty bauxite độc hại tại Trung Quốc. Để thay thế, họ không ngừng gia tăng vươn tay đưa tới các nước khác tại Phi Châu và Việt Nam cho những dự án và các ngành sản xuất tàn phá môi trường… Ngoài ra, với dụng tâm biến VN thành một quân huyện của Tàu qua những chính sách xâm lược thâm độc, Trung Quốc cần phải hình thành những khu tự trị người Tàu trên đất Việt. Các khu khai thác ở Tây Nguyên (vẫn được gọi là ’nóc nhà Đông Dương’) cùng với con số “chuyên gia” và công nhân Trung Quốc lên đến hàng ngàn người là những điều kiện lý tưởng đáp ứnh dụng tâm này bên cạnh các khu biệt lập dọc theo biên giới và những nơi khác trên khắp nước Việt Nam.

Bởi vậy, đối với những lời can gián, cảnh báo, thì lãnh đạo đảng chẳng những đã bỏ ngoài tai mà ngược lại còn dán nhãn “phá hoại” và trừng phạt ngặt nghèo đối với những tiếng nói đó. Dưới đây là một vài dẫn chứng cụ thể:

– Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS), cơ quan nghiên cứu xây dựng theo mô hình think-tank đầu tiên ở Việt Nam bao gồm 16 tên tuổi trí thức lớn như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc… đã bị bịt miệng thẳng thừng bằng Quyết Định cấm phản biện số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24.07.2009 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau hàng loạt những phản biện về các vấn đề, trong đó có việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Đến độ Hội Đồng IDS đã phải tuyên bố tự giải thể để phản đối và Viện trưởng Nguyễn Quang A đã phải thất vọng thốt lên: “Họ vẫn giữ quan điểm là mọi quyết định của họ đều đúng.”

– Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ không chỉ can gián, mà còn muốn dùng hệ thống pháp luật của chế độ để ngăn chận bàn tay của Nguyễn Tấn Dũng, kẻ chủ mưu cao nhất của dự án bauxite. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã đâm đơn đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 11.6.2009 kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đã phê chuẩn QĐ 167/2007/QĐ-TTg ngày 01.11.2007 phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 để triển khai quy hoạch phân vùng và khai thác bauxite Tây Nguyên, mà theo LS Vũ là trái với các pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Kết quả là vào ngày 05.11.2010 dưới sự chỉ đạo của Trung tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng, Ts. Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vì tội … “hai bao cao su đã qua sử dụng“, nhưng khi kết án để bỏ tù ông 7 năm thì lại ghép ông vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật Hình sự, trong đó đơn kiện thủ tướng của ông bị cho là “vu khống lãnh đạo”… Đầu tháng tư vừa qua, trong chủ trương dùng tù nhân chính trị làm con tin để đổi chác với quốc tế, CSVN đã thả Ts. Cù Huy Hà Vũ, nhưng buộc phải lưu vong sang Hoa kỳ.

– Thầy giáo Đinh Đăng Định, là giáo viên dạy hóa tại trường phổ thông trung học Lê Quý Đôn ở Đăk Nông, một trí thức yêu nước vì bức xúc trước việc khai thác bauxite tại Dak Nông sẽ tàn phá môi sinh, môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân tại đây; nên ông không những đã lên tiếng mà còn đi vận động 3000 người khác ký tên vào bản tuyên bố phản đối và đòi hỏi nhà cầm quyền bãi bỏ dự án bauxite tại đây. Nhưng việc làm yêu nước thương dân của ông đã được nhà cầm quyền đáp lại với bản án 6 năm tù giam về cái gọi là “Lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, hoạt động và tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Trong tù, ông bị hành hạ đau đớn đến chết bằng việc không cho thuốc thang chửa trị căn bệnh ngặt nghèo. Ngày 21.03.2014, khi cái chết cận kề, ông được phóng thích qua cái gọi là “đặc xá” của Chủ tịch nước, nhưng chẳng phải là do lòng nhân đạo của nhà cầm quyền, mà đó chỉ là đáp ứng yêu cầu đối ngoại của nhà nước trong các áp lực đòi hỏi để được vào TTP.

Ngày 3.4.2014 thầy giáo Đinh Đăng Định trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình.

– Tướng Võ Nguyên Giáp, một đại công thần của chế độ và được mệnh danh vị tướng huyền thoại, vào những năm cuối đời cũng đã lên tiếng can gián ngưng dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Trong hai lá thư sau cùng gởi đến Bộ chính trị CSVN ông cho rằng việc này “sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước”. Đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng, ngoài tướng Võ Nguyên Giáp còn có tướng Đồng Văn Khuyên, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, cựu tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh và tướng Lê Văn Cương, Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an cũng nhấn mạnh về mặt an ninh quốc gia một khi để cho đạo quân thứ năm của Trung Quốc đóng trên “Nóc nhà Đông dương”, vì Tây Nguyên là “yếu huyệt” của nước ta.

– Nhiều nhà trí thức tâm huyết như Gs. Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo dục Phạm Toàn và Gs. Ts. Nguyễn Thế Hùng…..đã lập ra một trang Bauxite Việt Nam để kiên trì lên tiếng cảnh báo và kiến nghị can gián nhà cầm quyền. Từ tháng 4.2009 đến tháng 11.2010, Bauxite Việt Nam đã thực hiện Kiến nghị ngừng dự án bauxite ở Tây Nguyên và đã vận động được hàng ngàn chuyên gia trí thức trong và ngoài nước cùng đứng tên, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Gs. viện sĩ Hoàng Xuân Phú, Gs. Phan Đình Diệu,Ts. Vũ Quang Việt, Ts. Nguyễn Xuân Diện, Gs. Ts. Hoàng Tụy, Nhà văn Nguyên Ngọc, Ts. Lê Đăng Doanh, Gs. Ts. Chu Hảo, Ts. Nguyễn Quang A, Gs. Tương Lai, Gs. TS Ngô Vĩnh Long, Nhà văn Phạm Đình Trọng, Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh, Ts. Phùng Liên Đoàn, Gs. TS Ngô Bảo Châu,…

Nhưng tất cả những cố gắng đó cũng không lay chuyển được cơn “khát tiền” của tầng lớp lãnh đạo CSVN được che đẩy dưới mỹ từ “Đây là chủ trương lớn của đảng” như đã đề cập ở trên.

Các nạn nhân là thế, những lời tâm huyết là thế! Còn những kẻ khẳng định “Đây là chủ trương lớn của đảng” thì tiếp tục sống cực kỳ xa hoa và cứ xông vào những kế hoạch kiếm tiền mới qua những “chủ trương khác của đảng“ khác như dự án tàu cao tốc, nhà máy điện hạt nhân,… Mới đây, nhóm luật sư cổ vũ việc tiến hành ASIAD cũng nêu lên việc “ASIAD là chủ trương của đảng“ để bảo vệ cho sự cổ vũ của họ.

Với hàng loạt đổ vỡ từ Vinashin, Vinaline, VN Airlines, kéo dài đến nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bauxite v.v.., đã đến lúc lãnh đạo đảng phải thừa nhận và ghi nhớ qui luật: với hệ thống cán bộ “chỉ biết còn đảng còn ăn” hiện nay, ĐẢNG KHÔNG THỂ LÀM BẤT KỲ CHỦ TRƯƠNG GÌ LỚN.

– – –

(*) http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_khai_th%C3%A1c_b%C3%B4_x%C3%ADt_%E1%BB%9F_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.