TNLT Mai Thị Dung được thả sau gần 10 năm lao tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông cáo báo chí

An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2015

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được trả tự do vô điều kiện, gần 16 tháng trước khi mãn án tù. Bà Mai Thị Dung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đã bị kết án 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Công an đã đưa bà Mai Thị Dung từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) về đến gia đình tại tỉnh An Giang vào lúc 18:30 ngày 17 tháng 4 năm 2015. Tình trạng sức khỏe bà Mai Thị Dung hiện rất yếu.

JPEG - 57.8 kb
Bà Mai Thị Dung được dìu vào nhà vì sức khỏe rất yếu.

Bà Mai Thị Dung, 46 tuổi, là tín đồ PGHH sinh sống tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Từ năm 1999, bà cùng chồng là ông Võ Văn Bửu đã tích cực đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các tín đồ đạo PGHH tại miền Tây – Nam Việt Nam. Vào ngày 5/8/2005, vợ chồng bà Dung và 6 đồng đạo khác đã bị công an tấn công và bắt giam vì đã tham gia vào một vụ tọa kháng và tuyệt thực tại gia xảy ra 2 tháng trước đó để phản đối chính quyền đàn áp tín đồ PGHH. Một số nạn nhân đã tự thiêu để phản đối hành vi bắt giữ tùy tiện này với hậu quả là ông Trần Văn Út (Út Hòa Lạc) bị thiệt mạng và ông Võ Văn Bửu bị phỏng nặng. Trong số 7 người bị đưa ra tòa, ông Võ Văn Bửu bị kết án 7 năm tù giam và bà Mai Thị Dung bị kết án hai lần, tổng cộng 11 năm tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật Hình sự. Người thứ 3 bị kết án nặng là bà Dương Thị Tròn (68 tuổi) với 9 năm tù giam và hiện nay còn đang bị giam giữ tại trại giam Xuân Lộc.

JPEG - 96.8 kb
Bà Mai Thị Dung (ngồi) cùng với chồng (ông Võ Văn Bửu), hai con là Võ Văn Bảo và Võ Thị Tuyết Linh.

Trong thời gian bị giam giữ tại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) bà Dung đã bị đối xử dã man với mục đích ép bà phải ký giấy nhận tội, thí dụ bỏ mặc bà đau đớn mà không khám và chữa trị đúng mức những chứng bệnh hiểm nghèo của bà. Thêm vào đó, ngày 2/10/2013, công an đã chuyển bà Dung đến trại giam Thanh Xuân, Hà Nội (cách gia đình bà gần 2.000 km) trong hoàn cảnh bà Dung đang mang trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt. Trên suốt đường đi bà Dung bị còng tay mặc dù nhiều lần bị ngất xỉu. Ở trại giam Thanh Xuân, bà Dung đã phải nhiều lần tuyệt thực mới được trại giam cho bà đi khám và điều trị bệnh tại bệnh viện chuyên khoa. Hiện nay, sức khỏe của bà sa sút trầm trọng với các chứng bệnh như suy tim, suy nhược thần kinh, sỏi túi mật…

Mặc dù còn rất mệt sau một chuyến đi dài, bà Mai Thị Dung và gia đình xin gởi lời trân trọng cám ơn đến những cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng với gia đình bà trong việc vận động nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho bà:

  • Người bảo trợ: ông Frank Heinrich, dân biểu Quốc hội CHLB Đức;
  • Các phái bộ ngoại giao tại Việt Nam, đặc biêt là Đại sứ quán Đức, Hoa Kỳ, Úc-Đại-Lợi, Gia-Nã-Đại và Phái bộ Liên minh Âu Châu;
  • Ông Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc;
  • Các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, đặc biệt là tổ chức VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền;
  • Nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt là Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam và Hội Bầu bí Tương thân;
  • Quý đồng đạo PGHH và các tín hữu Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Trân trọng kính chào.

Thay mặt gia đình và Nhóm Một số tín đồ PGHH tại miền Tây.

Cư sỹ Võ Văn Bửu.

Nguồn: PGHH

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)