Tôn giáo và chính trị tại Việt nam hiện đại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.2 kb

Trong phần trình bày dưới đây, tôi dùng chữ tôn giáo hiểu theo nghĩa thông thường của người Việt nam để chỉ ba tôn giáo lớn cổ truyền của Việt nam là Phật, Lão và Khổng giáo, mà không đề cập đến chữ tôn giáo theo định nghiã Tây phương. Theo định nghĩa này, Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo được coi là những triết lý hơn là tôn giáo.

I/ Những dữ kiện trái ngược

Đặc sứ của Liên hiệp quốc ông Amor đến Việt Nam năm 1999 để tìm hiểu về vấn đề tôn giáo đã gặp khó khăn, phải rút ngắn chuyến đi và kết luận trong bản tường trình rằng tại Việt nam tôn giáo bị đàn áp. Những du khách đến Việt nam có thể thấy rằng những nhà thờ, nhà chùa ngày nay đã được mở cửa cho người ra vào lễ bái. Tại hải ngoại, thỉnh thoảng có những tu sĩ Thiên chúa giáo ra thuyết giảng trước một số các xứ đạo. Trong những buổi thuyết giảng này, ngoài những lời giảng qui ước quen thuộc còn có những quyên góp tiền bạc phân biệt ra làm ba loại khác nhau, là để giúp xây dựng sửa chữa những nơi thờ phượng, để đào tạo tu sĩ, và để trợ giúp cho quĩ điều hành của các cơ sở mà các tu sĩ đó chủ trì. Các tu sĩ Phật giáo cũng có khi xuất ngoại thuyết giảng, nhưng thường gặp những chống đối vì bị coi là sư quốc doanh, bởi lẽ họ thuộc giáo hội Phật giáo Việt nam do nhà nước lập ra. Những tu sĩ Thiên chúa giáo tuy là thuộc Hội đồng giám mục được nhà nước công nhận và có những giao hảo tốt đẹp với nhà nước nhưng không bị chống đối là tu sĩ quốc doanh ít ra là vì hai lý do. Một là vì những tu sĩ này cũng được Vatican công nhận cho nên các người Việt nam theo đạo Thiên chúa , dù có bất đồng ý kiến vẫn im lặng đối với hàng giáo phẩm, vì lời nguyện vâng lời. Hai là những người ngoài đạo thường tránh không bày tỏ ý kiến vì sợ bị coi là chống đạo Thiên chúa. Một vị sư được kể là chuyên về thiền tông tại Việt nam hiện nay đã có một chùa tráng lệ nguy nga so với đời sống khó khăn tại Việt nam. Ông mới viết nhiều sách về thiền, trong đó có những khuyến dụ tách rời cuộc sống để tìm hạnh phúc, nghiã là khai diễn rộng rãi khía cạnh thoát ly tiêu cực mà Phật giáo đã bị ngộ nhận là chủ trương. Các chùa ở Việt nam lớn nhỏ mọc ra nhiều, mà du khách có thể thấy trên đường nối Sàigòn với địa điểm du lịch quan trọng Vũng Tầu đến độ trong nước người ta đã dùng những chữ mỉa mai là “dịch vụ chùa” để mô tả hiện tượng này.

Ngược lại thì linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị xử tù 15 năm chỉ vì tội đòi hỏi tự do tôn giáo và kêu gọi sống theo tinh lý tôn giáo, không cần xin phép nhà nước, trong một cuộc xử án nhanh chóng hồi tháng 10/2001, không theo một qui luật nào. Trong khi đó thì Hội đồng giám mục Việt nam không có một lời lên tiếng và các giám mục vẫn được xuất ngoại hội họp.

Hoà thượng Thích Huyền Quang, trên 80 tuổi thuộc giáo hội Việt nam thống nhất năm 1982 đã bị bắt đem từ Sàigòn ra quản chế tới nay trong một làng hẻo lánh quận Nghiã Hành Quảng Ngãi. Chế độ quản chế này nghiệt ngã tới độ ông không được phép ra khỏi nơi quản chế để chữa bệnh tiểu đường, cao máu ở các nhà thương lớn. Hoà thượng Thích Quảng Độ, một nhân vật lãnh đạo giáo hội Phật Giáo Việt nam thống nhất, cũng bị đối xử như hoà thượng Huyền Quang, nghiã là bị tù từ 1978 đến 1980. Năm 1982 ông bị bắt cùng lúc với ông Huyền Quang, đem ra Bắc cô lập trong một cái lều nhỏ tại xã Vũ Đoài Thái Bình là sinh quán của ông. Ông bị bỏ đói, nuôi bằng cơm gạo hẩm và lâu lâu công an mang đến cho ông chất đạm là thịt chó. Thịt chó, đối với thế giới Tây phương là một món ăn được kể như man rợ, nhưng ngay tại Việt nam, hành động đưa thịt chó cho nhà sư có tính khinh miệt sỉ nhục không gì sánh được, vừa đối với cá nhân vừa đối với đạo. Tội của ông là không chịu từ bỏ giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất mà ông là thành viên từ đầu thập niên 60 để gia nhập giáo hội Phật giáo Việt nam do nhà nước lập ra sau khi chiếm miền Nam. Năm 1998, ông được thả về Sài gòn và bị quản chế tại Thanh Minh thiền viện. Hiện nay, thường xuyên có hai công an ngồi canh trước cầu thang dẫn lên phòng ông trên lầu.

Ngược giòng thời gian vài chục năm, trong lịch sử Việt nam hiện đại, chắc hẳn không mấy ai quên biến cố gọi là đàn áp Phật giáo thập niên 60 thời cố tổng thống Ngô đình Diệm. Biến cố này, nếu không phải là yếu tố chủ yếu thì cũng là một yếu tố dẫn đến cuộc đảo chánh được gọi là cách mạng tháng 11 năm 1963, mà kết quả là ông Diệm và ông Nhu, người em ruột cố vấn cho ông bị giết. Đệ nhất Cộng hoà Việt nam lọt vào tay những tướng lãnh và sau đó trở thành đệ nhị Cộng hoà với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Hạ tuần tháng 4/1975, ông Thiệu đã nhường chức cho đại tướng Dương Văn Minh, người đứng đầu hội đồng tướng lãnh làm cuộc đảo chánh 1963. Ông Minh đã ra lệnh cho quân lực VNCH buông súng vào ngày 30 tháng 4 để quân Cộng sản tiến vào Sàigòn không phải bắn súng, trừ một vài kháng cự bởi một số đơn vị nhỏ thuộc binh chủng nhảy dù thiện chiến VNCH.

Trong vụ Phật giáo thời ông Diệm, hoà thượng Thích Trí Quang, người được coi là lãnh đạo cuộc phản đối chống đàn áp Phật giáo đã trốn vào toà đại sứ Mỹ và được cho tá túc tại đây cho tới khi ông Diệm bị lật đổ. Vì sự kiện này, ông Thích Trí Quang đã có người cho rằng là nhân viên của CIA, nhưng cũng có người nói ông là Cộng sản. Năm 1975, sau khi miền Nam sụp đổ, hoà thượng Trí Quang bị cô lập ở chùa Ấn Quang bởi Cộng sản. Ông còn sống và bây giờ người ta chỉ còn nghe thấy tiếng ông tụng kinh trong một số băng gửi ra hải ngoại. Sau 30 tháng 4 năm 1975, một cộng sự viên thân tín của ông Trí Quang, thượng toạ Thích Thiện Minh bị coi là một cán bộ Cộng sản cao cấp nằm vùng trong Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất, đã bị VC giam và đánh chết trong nhà tù Hàm Tân tháng 11 năm 1978.

Năm 1968, hoà thượng Thích Đôn Hậu, một nhân vật lãnh đạo cao cấp của Phật giáo miền Trung và được coi là linh hồn của phong trào Phật giáo 1963 đã biến mất cùng với lực lượng Hà nội chiếm Huế trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Sau đó, ông trở thành một dân biểu quốc hội của miền Bắc. Vì thế, ông bị coi là một nhân vật VC nằm vùng. Sau khi ông chết năm 1992, người được ông chọn kế vị là hoà thượng Thích Huyền Quang, từng bị dư luận miền Nam coi là Cộng sản, nhưng cũng bị Cộng sản bắt tù và quản chế tại Nghiã Hành đã đứng lên đòi hỏi tự do hành đạo rồi bị giam lỏng cho tới nay không cho ra khỏi chùa, ở tuổi trên 80.

Về phiá đạo Thiên chúa, sau khi chiếm miền Nam, CS đã chấm dứt mọi hoạt động thờ phượng của các xứ đạo. Các linh mục bị đi cải tạo. Cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, từng là bộ trưởng bộ Công lý và Hoà Bình của Roma, cũng đã bị tù nhiều năm. Ông có một linh mục trẻ từ trong nước ra được làm phụ tá.

Tại hải ngoại, nhiều xứ đạo, các cha xứ đã chủ trương không đả động gì đến chính trị, nghiã là hoàn toàn im lặng đối với tình trạng đạo chúa tại Việt Nam. Một số ít cha khác thì bôn ba đi giảng về tình trạng tôn giáo bị đàn áp tại Việt nam.

Ở trên đã chỉ nêu ra vài sự kiện liên hệ đến hai tôn giáo kể là quan trọng nhất tại Việt nam, mà không đưa ra những sự kiện về các tôn giáo khác như Tin Lành hay Hoà Hảo Cao Đài. Nhưng cũng đã đủ cho thấy sự phức tạp trong mối tương quan chính trị và tôn giáo tại Việt nam ở thời hiện đại. Cùng một nhà tu như ông Trí Quang mà người thì cho là nhân viên CIA, người thì cho là VC. Cùng một ông Thích Thiện Minh bị cho là VC thì lại chết trong tù VC. Ông Thích Đôn Hậu từng là dân biểu Việt cộng đã chọn ông Thích Huyền Quang cũng từng được coi là thân cộng kế nghiệp. Hoà thượng Huyền Quang như trên đã nói hiện đang bị chính quyền Cộng sản quản chế nghiệt ngã đến mức độ không được cho đi trị bệnh. Hoà thượng Quảng Độ sau khi bị cô lập tại Vũ Đoài, Thái Bình đã bị quản chế tại chùa Thanh minh thiền viện từ năm 1998.

Nhiều câu hỏi nẩy ra từ những sự kiện mâu thuẫn kể trên là: có hay không có tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay và trong lịch sử Việt nam hiện đại? Có hay không có đàn áp tôn giáo? Tôn giáo sẽ đóng vai trò gì nếu có, trong nhiệm vụ phục vụ con người, và xã hội Việt nam hiện đại? Nói tổng quát thì mối tương quan giữa tôn giáo và chính trị tại Việt nam hiện nay là thế nào?

Muốn hiểu điều này, chúng ta cần nhìn lại điạ vị của tôn giáo trong xã hội Việt nam.


II. Tôn giáo trong xã hội Việt nam truyền thống

Người Việt nam đa số có truyền thống tin tưởng ở Trời. Trời định đặt mọi sự. Trời làm ra mọi sự. Vì thế trời được gọi là Tạo hoá. Nhưng Trời Việt nam không được cụ thể hoá vào một nhân vật phàm trần nào, như trường hợp Jesus hay Mohamed. Trong sự tin tưởng này, Trời cai trị như một hoàng đế với một triều đình gồm các quan chức và các vương tướng : Nam Tào, Bắc Đẩu coi sự sống chết, với các thần sông thần núi, thần gió thần mưa (long vương, hà bá, sơn thần, thiên lôi) vân vân… Những vị thần này thi hành những ý định của trời. Ngoài những vị thần này còn có Phật, Tiên (fairy), Thánh (saint) hay Thần (deities). Phật là đấng giác ngộ cứu khổ cứu nạn, từ Phật giáo. Tiên là biểu tượng cho con người theo Lão giáo tu luyện tới mức trường sinh bất tử. Thần, thánh là những nhân vật kiệt xuất trong đời, những anh hùng, sau khi chết trở thành nhân vật quyền năng (như đức Thánh Khổng , đức thánh Quan (Quan Công), đức thánh Trần vân vân…). Vị trí của các vị này không định rõ rệt trong triều đình của Trời nhưng được thờ phượng, cúng bái, vì tin rằng tất cả đều có những quyền phép ảnh hưởng vào cuộc sống con người. Từ việc trừ ma, chữa bệnh cho đến việc giúp đỡ để đời sống dễ dàng, học hành thành đạt. Đa số người Việt nam không có sự suy nghĩ thuần lý Tây phương coi đạo Phật là vô thần, tuy trong Phật giáo không nói về nguồn gốc của con người và đời sống, và tác phẩm của một số tu sĩ nguyên thủy hay tiểu thừa nói rằng Phật chối bỏ sự hiện hữu của một đấng Tạo hoá. Vì thế, Phật giữ một vị trí nhất định, không mâu thuẫn với Trời trong cái quan niệm về một triều đình của đấng tối cao sinh ra muôn vật.

Trong quan niệm về tôn giáo như vậy, đạo Khổng đã được coi là một tôn giáo.Tôi còn nhớ, khi bắt đầu đi học vỡ lòng lúc 5 tuổi, ông cậu tôi đã bắt tôi lễ trước bàn thờ đức thánh Khổng. Ông đốt hương, khấn vái, đọc một bài sớ. Rồi đốt sớ, lấy tro và tàn hương pha vào ly nước lạnh trên bàn thờ, bắt tôi uống hết. Chưa hết cái ghê ghê phải uống nước thải là nước với tro giấy, thì bị bắt đầu ngay buổi học vỡ lòng. Ông đọc cho tôi nghe rồi bắt tôi nhắc lại thuộc lòng câu “thiên tính thông minh, thánh phù công dụng”, mà chẳng hiểu ý nghiã là gì, cho đến lúc tôi không chịu nổi oà lên khóc, mặc dầu là rất sợ ông cậu tôi. Sau đó thì tôi mỗi ngày cũng vẫn phải ngồi trước ông cậu, nhắc lại câu đó như con vẹt. Vì thế, tôi còn nhớ loáng thoáng ý nghiã câu đó mà mẹ tôi giải thích mơ hồ rằng ông cậu xin đức thánh Khổng phù hộ cho tôi học hành giỏi giang – ” thánh giúp cho dùng được tính trời thông minh “. Con trai lớn của ông cậu tôi thấy tôi ngọng nghịu đọc câu chữ nho mãi không thuộc thì trêu chọc: Có mấy chữ “mắt mũi thông manh, té nằm chỏng gọng” mà cứ kẻ nhè kè nhè hoài!

Trong sự tin tưởng đại chúng này, mà có người cho là mê tín, thì có thể nói rằng tôn giáo của người Việt nam là đa thần. Ý niệm tổ chức của tôn giáo là phóng chiếu của tổ chức cai trị thế tục với một vì vua và một triều đình. Triều đình của Trời do đó gồm có đấng tối cao là trời với các nhân vật siêu phàm của 3 tôn giáo chính là Khổng Lão Phật. Trong sự tin tưởng này, mỗi người đều có thể cầu khẩn trực tiếp với thần linh, hay qua trung gian các quan chức cai trị, qua các phù thuỷ, thầy cúng, đồng bóng hay tăng sĩ. Cũng trong quan niệm về tôn giáo này, thần và người rất gần với nhau. Vì thế, các vị vua hay tướng đều có truyền thuyết là con trời hay con thần. Lý công Uẩn, vua sáng lập ra nhà Lý, theo truyền thuyết sinh ra là do bà mẹ giao cảm với thần núi Tiêu sơn mà có mang. Mẹ ông Trần quốc Tuấn nằm mê thấy có một đồng tử xưng tên là Thanh tiên Đồng tử vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống đầu thai mà sinh ra Trần quốc Tuấn. Vân vân…

Tôn giáo, trong truyền thống này là tôn giáo không được tổ chức. Không có một giáo quyền có ý muốn hay có khả năng huy động quần chúng rộng rãi. Giáo quyền nếu có chỉ giới hạn trong phạm vi một vài chùa khi một vị sư già có đệ tử đi trụ trì chùa khác. Mối quan hệ này là quan hệ thày trò cũng như quan hệ giữa môn sinh và thầy đồ. Ngoài ra, theo truyền thống đạo Phật tại Việt nam từ thời Lý Trần, người đi tu phân biệt rõ ràng đạo và đời. Bổn phận của một người trước hết là đối với xã hội và đất nước. Khi vào tu thì có nghĩa rằng để tạo thân tâm an lạc cho chính mình, chứ không nhất thiết phải có bổn phận truyền bá đạo để sáng danh Phật, hay Lão. Ta có thể thấy đặc điểm này trong đời sống của Trần Nhân Tông, người đứng đầu của giòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng sáng danh giáo chủ nếu có chỉ là một hiện tượng mới gần đây ở một số người.

Đôi khi có những cuộc nổi dậy dựa vào sức mạnh huyền bí thí dụ như người cầm đầu có bùa hộ mạng và trao bùa hộ mạng cho quân lính. Nhưng những cuộc nổi dậy không nhân danh tôn giáo hay vì tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo nói chung đứng ngoài chính trị. Vì ảnh hưởng của đạo Khổng, vua được coi là thiên tử, tức là con trời. Nói khác đi, vua nhân danh trời để gia tăng quyền lực thế tục cho mình. Và người khởi thủy một triều đại phải bắt đầu bằng chính sức lực của mình. Tuy nhiên, cái mệnh trời này không thực sự tạo nên sức mạnh cho vua là bao nhiêu. Trời, được dùng để gia tăng sự chính thống của vua, và để dùng làm phương tiện tuyên truyền (như trường hợp ông Nguyễn Trãi lấy mỡ viết lên lá mấy chữ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần), chứ không có luận điểm chống vua là chống trời để vận động một quần chúng tín ngưỡng tiêu diệt kẻ chống vua. Những kẻ chống vua sẽ bị trấn áp bởi lực lượng thế tục bảo vệ do vua tổ chức. Thế thiên hành đạo (thay trời thi hành đạo) là một khẩu hiệu để tự cho mình chính nghĩa, làm gia tăng sự tin tưởng ở người mang mệnh trời, chứ không nhất thiết động viên được quần chúng vì trời mà theo mình. Sự tin tưởng ở Trời và thần thánh ở Việt nam nói chung không có tính cuồng tín.

Nói cho rõ hơn, niềm tin tưởng vào trời của Việt Nam là tin tưởng vào một nhân vật siêu phàm với sức mạnh siêu nhiên và có tác động vào cuộc sống của mình. Tác động này lành hay dữ là tùy thuộc vào những hành động tốt hay xấu của mình. Không phải là niềm tin tưởng vào một đấng tối cao mà mình phải bênh vực và phục vụ. Cũng không phải là một tin tưởng tuyệt đối để đổi lấy sự tha thứ tội lỗi mắc phải thường ngày hay là để được đón nhận và một thiên đường sau khi chết. Trong thực tế, có những tin tưởng rằng cầu khẩn và dâng cúng là cách để chuộc tội hay để cầu ân huệ, nhưng tin tưởng này không phát xuất từ lời dậy của đấng chí tôn hay tiên tri, mà là từ lời đồn đại về sự linh nghiệm của dâng cúng hay cầu khẩn đối với một vị thần nào đó, ở một nơi thờ tự nào đó.

Thế quyền và giáo quyền do đó có thể nói là cách biệt. Ba tôn giáo, Khổng, Lão và Phật đã không mâu thuẫn với nhau, mà ngược lại bổ túc cho nhau để tạo dựng nên cái tâm thức tôn giáo đặc thù Việt Nam. Khổng giáo chú trọng vào sự định nghĩa mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và xã hội, nhấn mạnh vào sự hài hoà trong cách cư xử. Lão giáo quan tâm đến sự thăng hoa cá nhân, hoà nhập vào trong sự vận hành tự nhiên trong sáng của trời đất – cái lý – mà không dính líu gì đến việc người. Phật giáo không qui ước hoá quan hệ người với người như Khổng giáo, không bất chấp tha nhân như Lão giáo, mà đưa ra nguyên tắc soi rọi chủ quan ở ngay chính mỗi cá nhân để tìm thấy thân tâm an lạc bằng giác ngộ. Trong cả ba tôn giáo này, đòi hỏi căn bản là tu thân: tự chủ, tự chế trong đời sống.

Ảnh hưởng lên quần chúng của những người truyền bá đạo – ông đồ (Khổng giáo), tăng sĩ (Phật giáo) hay đạo sĩ (Lão giáo), là tùy thuộc ở đạo đức cá nhân và khả năng của những người này giải quyết những yêu cầu giáo dục hay tâm linh của dân chúng từ việc chữa bệnh tới việc coi bói hay cầu khẩn thần linh. Quan hệ giữa đồ đệ và những người này là quan hệ thầy trò trong đó tình nghĩa là yếu tố quan trọng.


III. Tôn giáo và chính trị sau khi Việt nam tiếp xúc với Tây phương

Đạo Thiên chúa của Tây phương vào Việt nam đã làm thay đổi mối tương quan lỏng lẻo, gần như độc lập giữa chính trị với tôn giáo tại Việt nam. Những thương nhân Bồ đào Nha là những người Tây phương đầu tiên đã vào Hội an (Faifo) ở miền Trung (tức là miền Nam Việt nam cổ từ năm 1557. Theo chân những thương nhân Bồ đào Nha là các nhà truyền giáo. Một giòng tên Jesuite với các linh mục Bồ đào nha đầu tiên đã thành lập tại miền Bắc vào đầu thế kỷ 17. Với những tín điều mới và sự bãi bỏ thờ cúng tổ tiên, đạo Thiên chúa đã bị nhìn với con mắt ít thiện cảm và nghi ngờ dò xét, do đụng chạm văn hoá. Sự không thờ cúng tổ tiên của người theo đạo Thiên chúa tuy có tạo nhăn mày nhưng cũng vẫn được chấp nhận như là những hiện tượng bất hiếu không thiếu gì trong đời sống xã hội. Vua quan không coi đó là việc thực quan trọng chừng nào mà sự khác biệt không tạo nên mối đe doạ cho quyền lực chính trị của họ. Vì thế, những giáo sĩ giòng tên với các hiểu biết về y khoa, về toán học đã tương đối được tin dùng trong miền Nam. Nhưng sự tranh giữ độc quyền ảnh hưởng giữa các giáo sĩ người Bồ đào Nha với các giáo sĩ người Tây ban Nha và Pháp bằng những nói xấu lẫn nhau đã làm cho các vua chuá trở thành nghi ngờ những nhà truyền giáo hơn nữa. Linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes, (đến Việt nam năm 1624 đã dùng chữ la tinh để viết tiếng Việt thay thế cho chữ Nôm – một biến thể của chữ Hán -, với thâm ý ngắt người Việt ra khỏi ảnh hưởng của giới nho sĩ với tinh thần vụ thực -positivistic-, để dễ dàng truyền giáo) đã bị trục xuất khỏi miền Bắc năm 1630. Năm 1649 ông đã trình bày với La mã một kế hoạch truyền giáo độc lập với quyền lực Bồ đào Nha. Kế hoạch này được thi hành năm 1658 khi La mã bổ nhiệm hai linh mục người Pháp làm đại diện cho giáo hoàng tại Bắc kỳ là Francois Pallu và Lambert đe la Motte. Sự thành lập những phái bộ truyền giáo lúc đó của Pháp là bước mở đầu cho những kế hoạch phát triển thương mại và chính trị, ngược với đường lối Bồ đào Nha, giáo sĩ tới sau thương nhân.

Nhưng mà tôn giáo can dự vào chính trị Việt nam đã chỉ trở thành rõ nét vào thế kỷ thứ 18, khi giám mục Pigneau de Behaine đã tích cực ủng hộ chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến giành ngôi vua với anh em Tây sơn. Ông đã thuyết phục được Nguyễn Ánh để ông làm đặc sứ toàn quyền thay mặt ông Nguyễn Ánh đem hoàng thái tử Cảnh sang Pháp cầu viện vua Louis XVI và ký hiệp ước Versailles năm 1787. Hiệp ước này nhượng Côn đảo và hải cảng Đà Nẵng cho Pháp để đổi lấy một số quân viện. Tuy hiệp ước này không hề được thi hành, nhưng Pigneau de Behaine đã bỏ tiền ra mộ 300 quân giúp Nguyễn Ánh và đích thân tham dự vào trận đánh chiếm Qui Nhơn năm 1799.

Ngày nay, khi lục lại các hồ sơ và tài liệu trong các văn khố của Pháp, người ta đã thấy rằng trong sự say mê truyền đạo chúa, với ước vọng biến Việt nam thành một đất nước thuần thành theo đạo thiên chúa, các giáo sĩ đã rất tích cực trong việc thúc giục các nhà chính trị Pháp chiếm đóng và cải hoá VN cũng như đã tích cực tham dự vào những mưu toan chính trị ở Việt nam.

Trong số những người này, linh mục Huc, thuộc phái đoàn truyền giáo Pháp tại Trung quốc, người chỉ biết tới Việt nam qua các thư từ và tài liệu đã đưa ra đủ lý do kinh tế, xã hội, chính trị, chiến lược để vận động vua Napoleon III chiếm Việt nam, trong đó có lý do ngược đãi tôn giáo. Cùng với linh mục Huc, giám mục Pellerin, giám mục Legrand de la Liraye, truyền giáo ở Bắc Kỳ là những người tích cực nhất. Sự khác biệt về đường lối bành trướng ảnh hưởng tại Việt nam giữa các giáo sĩ và các chính trị gia trách nhiệm Pháp đã được ghi lại trong các tài liệu thư từ còn lưu trữ trong các văn khố của Pháp. Tóm tắt thì các giáo sĩ cho rằng cách tốt nhất để có ảnh hưởng bền vững tại Việt nam là có một chính quyền mà nhà vua theo đạo Thiên chúa sẵn sàng biến tất cả người Việt thành một vương quốc theo đạo. Các đô đốc và các chính trị gia thì cho rằng cách tốt nhất để kiểm soát vững chắc Việt nam là cai trị qua trung gian một chính quyền bản xứ với những nhân sự điạ phương, và tôn trọng thói tục văn hoá cổ truyền. Bất đồng quan điểm này trầm trọng đến mực độ tranh chấp quyền hành, và biểu lộ trong thư gửi chính quyền Pháp của các đô đốc Page, Bonard, và toàn quyền Paul Bert. Tất cả đều đề cập tới những xứ đạo do các giáo sĩ cầm đầu muốn độc lập đối với chính quyền mà họ trách nhiệm.

Thúc đẩy bởi mối hăng say cải đạo cho cả Việt nam, các giáo sĩ đã tiếp tay cho những hoạt động lật đổ để có những người lãnh đạo chịu phục tòng mình. Linh mục Marchand và những giáo sĩ VN đã hỗ trợ cho cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi kéo dài ba năm ở miền Nam thời Minh mạng (1833-1836) để lập một quốc gia Ki tô giáo. Việc này khiến vua Minh mạng ra những chỉ dụ mạnh mẽ cấm đạo. Âm mưu đảo chính vua Tự đức của anh ruột vua Tự Đức là Hồng Bảo và Giặc chày vôi với Đoàn Trung Đoàn Trực cũng do các giáo sĩ hỗ trợ. Ngoài ra, một người theo đạo Thiên chúa ở Đà Nẵng là Tạ duy Phụng, đã do sự khuyến khích và hỗ trợ của các giáo sĩ, lấy tên là Lê duy Ninh, tự xưng là con cháu nhà Lê nổi lên cấu kết với một người thiên chúa giáo khác là Cai tổng Vàng Nguyễn Văn Thịnh chống triều đình Tự Đức, ở miền Bắc.

Trong khung cảnh loạn lạc nói trên thì tại miền Nam một tông phái Phật giáo Việt nam đã xuất hiện vào năm 1847 tên gọi là Bửu sơn Kỳ hương, với vị giáo chủ là Đoàn Minh Huyên, được tôn là đức Phật Thầy Tây an. Tông phái này đưa ra nguyên tắc “học Phật tu nhân” với bốn ân (tứ ân) căn bản phải trả để hoàn thành nhiệm vụ con người: 1.Ân tổ tiên cha mẹ, 2.Ân đất nước 3.Ân tam bảo 4.Ân đồng bào và nhân loại. Tông phái Phật giáo này không có hệ thống tổ chức, truyền chức, mà những giáo chủ kế tục nổi lên vì khả năng và đạođức được quần chúng tôn phục. Có thể nói đây là một tông phái tôn giáo có màu sắc chính trị quần chúng và dân tộc, nhưng không phải nhằm mục đích chiếm hay vận động chính quyền, ít nhất là trong thời kỳ khởi đầu. Vị giáo chủ sau cùng là Huỳnh Phú Sổ, đã bị VC giết chết vào năm 1946, vì những người Cộng sản coi đó là một trở ngại cho chế độ tập quyền của họ. Sau đó, những tín đồ Hoà Hảo trở thành những lực lượng đấu tranh chính trị chống Cộng triệt để.

Tóm tắt, từ thế kỷ thứ 18 và ở cao điểm là thế kỷ 19, các giáo sĩ đã nỗ lực ảnh hưởng vào chính sách thuộc điạ Pháp đối với Việt nam, cũng như nỗ lực khuynh loát chính quyền Việt nam, vì mục tiêu truyền đạo. Sự va chạm giữa tôn giáo và chính trị tại Việt nam về phiá người Pháp đã diễn ra trong sự tranh chấp quyền hành giữa các giáo sĩ và các nhà cai trị, theo qui luật sinh hoạt chính trị của nước Pháp ở giai đoạn bắt đầu dân chủ. Khi Pháp lập xong hệ thống cai trị Việt nam, đạo thiên chúa được ưu đãi, nhưng không tạo nhiều mâu thuẫn trong sinh hoạt xã hội vì tâm thức khoan dung của ba tôn giáo Khổng Lão Phật ở người Việt và cũng vì chủ trương của chính phủ Pháp tôn trọng phong tục tập quán Việt nam để giữ ổn định tình hình. Trong thời gian này, có một số trí thức, trong đó có bác sĩ Lê đình Thám đã có nỗ lực chấn hưng Phật giáo. Trong khuôn khổ này, dần dần có sự liên lạc giữa một số chùa chiền nhưng không thật sự là một hệ thống giáo quyền qui củ rộng lớn và cũng không phải là một lực lượng chính trị. Cũng trong thời gian Pháp thuộc có đạo Cao đài được thành lập năm 1926 bởi một viên huyện quan, ông Ngô Văn Chiêu. Đạo này thờ phượng đức chuá Trời, đức Phật, Khổng Tử, Pericles, Joan of Arc, Victor Hugo, Sun Yat Tsien, tương tự như đạo Bahai ở Iran coi tất cả các tôn giáo đều tốt và đều thờ kính. Đạo này có giềng mối tổ chức với chức sắc rõ ràng. Từ thập niên 40, những tín đồ Cao đài thành lập các đoàn thể chính trị khác nhau và tham dự vào các xu hướng chính trị giai đoạn. Phật giáo Hoà hảo và Cao đài, do đó đã là những tôn giáo hiện đại mà hoạt động chính trị và tôn giáo đan xen vào nhau.

IV. Tôn giáo tại Việt nam sau khi Hồ chí Minh lập chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà

Sau khi thành lập nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945, Hồ chí Minh và những người CS duy vật vô thần đã đổi tính chất của mối tương quan chính trị tôn giáo tại Việt nam. Trước tiên, họ tung ra phong trào “Đời sống mới”, xóa bỏ mọi hình thức lễ bái thờ phượng truyền thống mà họ coi là mê tín dị đoan, trong đó có tôn giáo. Chính sách này được thi hành vì ba lý do. Một là dưạ theo lời Marx nói “tôn giáo là thuốc phiện” cho nên phải dẹp tôn giáo đi, dứt con người ra khỏi niềm tin thần linh và giải quyết mọi sự bằng sức mạnh lao động bắp thịt. Hai là vì quan niệm thế giới đại đồng không biên giới của những người cộng sản. Với quan niệm này, những nơi thờ phượng các danh nhân hay anh hùng liệt sĩ gắn liền con người với đất nước cần phải tiêu huỷ và lịch sử được viết lại dưới nhãn quan Cộng sản. Những nơi đó hoặc là bị bỏ phế nếu ở những vùng hoang vắng, hoặc là bị phá huỷ với lý do thi hành chiến thuật tiêu thổ kháng chiến để chống Pháp, rập theo Liên sô, hay biến cải thành những trại sản xuất nhân danh xây dựng kinh tế. Ba là vì những tổ chức chặt chẽ tôn giáo, đều là những trở ngại cho sự thiết lập chế độ toàn trị. Đạo Thiên chúa với tính cách tổ chức có hệ thống đã bị đặc biệt trấn áp. Lý do dễ hiểu là vì sự tuân phục gần như tuyệt đối của giáo dân đối với các giáo sĩ đại diện cho quyền lực cao cả tối thượng của nước Đức Chúa Trời và vì sự gần gạnh rõ ràng giữa giới lãnh đạo Thiên chúa giáo và nhà nước bảo hộ. Quyền lực này như ta thấy đã từng bị các quan chức chính quyền Pháp không đồng ý, lại càng bị Cộng sản để tâm tiêu diệt vì là một cản trở cho chế độ toàn trị Cộng sản. Sau 1954, Thiên chúa giáo miền Bắc trở thành một giáo hội thầm lặng dưới chế độ Cộng sản. Phật giáo,

Trong thời chiến tranh chống Pháp, Thiên chúa giáo hầu không có sinh hoạt gì trong vùng Cộng sản kiểm soát, trừ một vài vùng theo đạo thuần thành miền Bắc như Bùi Chu Phát Diệm. Sau đó, vùng này đã trở thành vùng tự trị, chống Cộng, có sự hỗ trợ quân dụng của Pháp. Trong những vùng Pháp kiểm soát, các cấp lãnh đạo giáo hội giữ những ghế danh dự trong các buổi lễ công cộng. Những người Ki tô giáo vốn đã gắn bó với nhau vì đức tin Thiên chúa nay lại càng xiết chặt hàng ngũ vì hoàn cảnh cùng thuyền trước chính sách vô thần CS. Các chính trị gia đã nhìn thấy tính liên kết này, mà ông Ngô đình Diệm là một. Khi Trung quốc rơi vào tay Cộng sản, Pháp thi hành chiến lược chuyển cuộc viễn chinh tái chiếm Việt nam làm thuộc địa thành cuộc chiến chống Cộng và mời cựu hoàng Bảo đại làm quốc trưởng chính phủ quốc gia. Ông Ngô đình Diệm, một người Công giáo thuần thành, khi được hỏi về tin đồn được mời làm thủ tướng đã tuyên bố: “Nếu tôi nhận lời làm thủ tướng thì Cộng sản sẽ trấn áp triệt để những người Công giáo Việt nam”. Ý kiến coi người Công giáo Việt nam là lực lượng chính trị chống Cộng hữu hiệu nhất – nhờ lòng tin thiên chúa vững chắc – để đối đầu với những người Cộng sản VN đã được chứng tỏ là cuồng tín bằng những hành động tàn bạo, khiến ông Diệm khi nắm quyền năm 1954 đã thi hành một chính sách khuyến khích theo đạo thiên chúa. Cụ thể là khuyến khích sự trao những chức vụ chỉ huy cho các người Công giáo. Chính sách biệt đãi này đã khiến lúc đó nẩy ra danh từ “đạo theo” để chỉ những người theo đạo vì lý do điạ vị. Chính sách này đã tạo ra sự bực bội trong một số thành phần quần chúng, và ở một số người theo Phật giáo thuần thành. Cũng cần nói rằng số người Phật tử thuần thành ở Việt nam không nhiều. Người dân Việt, nói chung, với tâm thức tôn giáo truyền thống đã nói ở trên, đối với tôn giáo vẫn có tinh thần bao dung, và thái độ đối với chính sách biệt đãi tôn giáo của ông Diệm không khác bao nhiêu thái độ đối với sự biệt đãi Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc.


V. Tương quan chính trị tôn giáo thời đệ nhất Việt nam Cộng hoà với tổng thống Ngô đình Diệm.

Như đã nói trên, những đoàn thể Cao đài và Hoà Hảo đã có những lập trường chính trị thời cơ trong cuộc chiến Pháp Việt 1946 – 1954. VC, vì chủ trương tiêu diệt các tổ chức tôn giáo, để thiết lập toàn trị, đã trở thành kẻ thù không những của Thiên chúa giáo mà còn của Cao đài Hoà Hảo. Phât giáo, vì bản chất lỏng lẻo không tổ chức, nên phản ứng đối với CS nếu có là chỉ ở từng trường hợp cá biệt bị trấn áp. Trong thời gian này, những đoàn thể Cao đài Hoà hảo đã vì mục tiêu chống Cộng mà có những hợp tác ít nhiều với người Pháp, cũng như các đảng phái chính trị. Khi mới làm thủ tướng, ông Ngô đình Diệm đã gặp những khó khăn để khẳng định quyền hành của mình từ những tổ chức Cao Đài và Hoà hảo, vì những tổ chức này không dễ dàng chấp nhận quyền hành của một nhóm chính trị mới sinh là ông Diệm được Mỹ hỗ trợ, dù cùng có mục đích chung là chống Cộng sản. Phải mất hai năm, ông Diệm mới giải quyết được những khó khăn, vừa bằng điều đình vừa bằng những biện pháp quân sự. Những sự kiện này không thể coi là những biện pháp đàn áp tôn giáo, mà chỉ là sự khẳng định quyền hành, và thực sự là như thế, khi người dân trong thời gian ông Diệm cầm quyền không có ai là bị cấm đoán đi chùa hay lễ bái thánh thần nào cả.

Việc đàn áp Phật giáo bắt đầu từ vụ lễ Phật đản ở Huế cho tới nay vẫn không thể đổ riệt cho một nguyên nhân là vì chính sách đàn áp Phật giáo của chính phủ. Chính sách tôn giáo của ông Diệm nói một cách khách quan chỉ là một chính sách biệt đãi Thiên chúa giáo. Có thể rằng là chức quyền trách nhiệm trực tiếp tại Huế là một người cuồng tín Công giáo ghét một đám đông Phật giáo. Cũng không thể loại đi giả thiết có một kẻ chính trị thời cơ, một nằm vùng Cộng sản nhìn thấy một cơ hội thuận lợi để làm mất ổn định hệ thống chính trị miền Nam. Mà cũng không thể loại bỏ trường hợp một nhân viên CIA muốn tạo điều kiện rối loạn để thay thế ông Diệm. Dĩ nhiên là có những người đã nghĩ rằng vì cấp lãnh đạo Phật giáo là Cộng sản cho nên gây chuyện để kích động quần chúng chống chính phủ. Dù bất cứ vì nguyên nhân nào thì ít nhất các giới lãnh đạo Phật giáo cũng không thể không nhìn thấy đây là cơ hội để đòi quyền lợi cho Phật giáo, vốn không có gì so với Thiên chúa giáo được biệt đãi.

Qua biến cố này, ta thấy xuất hiện một cách tự nhiên trong các vị sư tư tưởng biến Phật giáo thành một giáo hội có tổ chức như thiên chúa giáo để đòi hỏi quyền lợi. Do đó Giáo hội Phât giáo Việt nam Thống nhất đã được thành lập. Điều này đã thể hiện rõ rệt sau khi ông Diệm bị lật đổ, khi Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất cũng đòi được quyền lập những nha tuyên úy Phật giáo trong quân đội. Và trong nhiều doanh trại, đã không còn cảnh chỉ có nhà nguyện và tượng Đức mẹ hay tượng chúa Jesus, mà có cả niệm Phật đường và tượng Quan Âm bồ tát. Một hậu quả khác nữa là xuất hiện một tinh thần đấu tranh năng động – activism – trong một số Phật tử thuần thành.

Tóm tắt thì tại Việt nam, ngoài Ki tô giáo có tổ chức lâu đời còn có Cao đài và Hoà Hảo là 2 tôn giáo có tổ chức và có đoàn thể hoạt động chính trị, hoặc trong quần chúng hay trong chính trường. Phật giáo thật sự chỉ trở thành ít nhiều có tổ chức và có những vận động chính trị sau vụ đàn áp ở Huế.

VI. Tôn giáo tại Việt nam sau năm 1975

Khi chiếm được miền Nam, CS vì tính cách toàn trị và vô thần đã trấn áp những tôn giáo có tổ chức, từ Thiên chúa giáo, tới Tin Lành, Phật giáo, Cao đài, Hoà hảo, ở những mức độ khác nhau tùy theo mức lượng giá nguy hiểm. Các sinh hoạt tôn giáo đều bị chấm dứt. Phần lớn tu sĩ của tất cả các đạo đều đi tập trung cải tạo. Các nhân sự lãnh đạo tôn giáo không phải tập trung cải tạo đều nằm yên trong vòng kiểm soát của chính phủ. Giáo hội Phật giáo Việt nam được thành lập để thay thế giáo hội Phật Giáo Việt nam thống nhất. Những cấp lãnh đạo không đồng ý gia nhập giáo hội mới như Quảng Độ, Huyền Quang vân vân thì bị tù đầy. Chính sách tôn giáo trong giai đoạn toàn trị là y nguyên chính sách tôn giáo của sau năm 1954 miền Bắc. Chỉ có các hình thức tổ chức tôn giáo để làm cảnh trong những sinh hoạt chính trị, mà không có những sinh hoạt tôn giáo bình thường. Các tổ chức tôn giáo do nhà nước lập ra là để nhằm mục đích hỗ trợ cho chính phủ trong mọi chính sách đường lối.

Khi phải đổi mới mở cửa ra ngoài sau sự xụp đổ của Liên Sô và khối Cộng, chính sách tôn giáo của CSVN có đổi khác. Các chùa chiền và nhà thờ được phép sửa chữa với tiền bạc từ hải ngoại gửi về. Các nơi thờ phượng anh hùng hay di tích lịch sử được trùng tu hay xây cất lại để biến thành những nơi du lịch. Đây là một mặt đóng góp cho nền kinh tế lụn bại Cộng sản và dĩ nhiên là cho túi tiền của những người quyền chức. Những tăng sĩ khai thác tính tiêu cực của Phật giáo để ru ngủ dân chúng, hay những hình thức lễ bái mang tính mê tín được nhà nước im lặng hay gián tiếp khuyến khích, nghĩa là thực hiện lời Marx nói “tôn giáo là thuốc phiện”. Đó là lý do xuất hiện “dịch vụ chùa”. Hiện tượng này đã từng xẩy ra ở miền Bắc cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ thứ 19 trong khung cảnh loạn lạc Lê Nguyễn Tây sơn và quân Thanh xâm lấn, khi lòng người tuyệt vọng và tôn giáo cũng như các hình thức mê tín dị đoan trở thành chỗ dựa tinh thần duy nhất cho con người. Tôn giáo trong hoàn cảnh này cũng là phương kế sinh nhai cho những kẻ không nghề và lẻo mép. (Tình trạng tinh thần quần chúng này có lẽ đã là lý do khiến tông phái Phật giáo Bửu sơn kỳ hương được thành lập trong Nam với nguyên tắc học Phật tu nhân và tứ ân phải báo để chỉnh đốn tinh thần con người). Những tu sĩ tuân theo những yêu cầu nhà nước và ở trong những tổ chức tôn giáo nhà nước lập ra để ủng hộ đường lối chính sách của đảng thì được đãi ngộ xứng đáng. Những tu sĩ thuyết giảng cho dân chúng sống theo tinh lý tôn giáo, tự trọng và tôn trọng phẩm giá con người, hành xử đúng theo tinh thần tự do tín ngưỡng có ghi trong hiến pháp thì bị làm khó dễ, tù đầy hay quản chế. Đó là trường hợp các linh mục Nguyễn Văn Lý, hoà thượng Thích Huyền Quang, hoà thượng Thích quảng Độ vân vân…Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các phát biểu của những vị này.

Những đặc điểm trên căn bản kể trên có thể giúp chúng ta hiểu những sự kiện tôn giáo mâu thuẫn đã nêu trong phần đầu của bài viết.

VII. Kết luận

Ngược dòng lịch sử, chúng ta đã thấy rằng tôn giáo đan xen vào chính trị tại Việt nam bắt đầu từ các giáo sĩ đạo Thiên chúa. Nhưng bản chất của mối tương quan này thay đổi tùy từng giai đoạn. Trước hết, các giáo sĩ Pháp, do nhiệt tình truyền giáo và vì quyền lợi của đất nước họ, đã tìm cách can thiệp vào chính trị. Tại chính quốc, họ thúc đẩy tiến hành chính sách thuộc địa. Tại Việt nam, họ tham dự vào những khuynh đảo chính trị để nỗ lực lập ra một chính quyền ngoan đạo, thuận lợi cho sự phát triển đạo. Nhiệt tình này đã tạo ra những bất đồng ý kiến với các viên chức cai trị đại diện cho chính phủ Pháp tại Việt nam. Mặc dầu vậy, đạo thiên chúa vẫn được đối xử đặc biệt. Vì những nhà truyền giáo cũng như những quan cai trị đều đồng ý với nhau về một điểm lớn chung là thi hành chính sách thuộc địa. Tuy cả nước Việt Nam đã không theo đạo như dự đoán của các giáo sĩ trong các thư gửi vua và chính giới Pháp thúc đẩy việc chinh phục VN nhưng một cộng đồng Thiên chúa giáo khoảng 10% đã được hình thành, nói chung rất là ngoan đạo, hoàn toàn tuân phục quyền hành của nhà thờ dưới sự kiểm soát của các giáo sĩ Pháp, và vì thế được coi là thân chính phủ thuộc điạ Pháp.

Sau khi nắm được chính quyền năm 1945, Hồ chí Minh và những người Cộng sản Việt nam vô thần đã tìm cách dẹp bỏ tất cả mọi chướng ngại, chính trị cũng như tôn giáo để thiết lập chuyên chính vô sản. Vì tin tưởng vào chủ nghiã Cộng sản một cách mù quáng, và do đó vào lời Marx “tôn giáo là thuốc phiện”, họ đã rất nghiệt ngã với tôn giáo và tìm đủ cách loại trừ “thuốc phiện” (tức là tôn giáo ru ngủ quần chúng), nhằm lôi người dân vào cuộc cách mạng vô thần Cộng sản. Chính sách này đã tiếp tục sau khi chiếm được miền Nam năm 1975.

Ngoài ra, vì ấn tượng chung người Thiên chúa giáo thân Tây, cộng đồng thiên chúa giáo đã là đối tượng truy bức đặc biệt của CS. Điều này đã tăng cường niềm tin “người Thiên chúa giáo là nòng cốt chống Cộng”. Chính sách tôn giáo của ông Diệm đã dưạ trên tiền đề này mà biệt đãi Thiên chúa giáo. Điều này đã dẫn tới vụ Phật giáo 1963 và sự hình thành một giáo hội Phật giáo có tổ chức, là giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Từ khi khối Liên sô sụp đổ, Cộng sản Việt Nam phải thi hành đổi mới thì chính sách tôn giáo họ có đổi khác. Những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trở thành tư bản thay vì loại bỏ tôn giáo để vận động tính đấu tranh nơi quần chúng vào công cuộc cách mạng phá bỏ nguyên trạng lạc hậu thủ cựu, thì ngày nay họ trở lại sử dụng tôn giáo như yếu tố an dân theo nhận định “tôn giáo là thuốc phiện” của Marx. Nghiã là giống như những kẻ thù mà họ từng vận động dân chúng loại bỏ trong cuộc cách mạng vô sản. Tùy từng trường hợp, họ biến tôn giáo thành một tổ chức công cụ của chế độ, hay lôi kéo thiểu số chức quyền tôn giáo thành đồng minh chính trị, im lặng chia phần. Vì thế, những hình thức thờ cúng xoa dịu thì cho phép hay khuyến khích, nhưng những người chủ trương áp dụng những tinh lý cao quí của tôn giáo vào cuộc sống con người để gia tăng phẩm giá, phát huy sức mạnh tinh thần con người thì bị đàn áp. Đó là trường hợp cha Lý, hoà thượng Quảng Độ, thượng toạ Không Tánh vân vân…Thay vì chấp nhận làm công cụ cho bạo lực và ngu dân, những người này đã chọn con đường của tôn giáo thời đại ngày nay, là thời đại của hiểu biết và tự trọng. Điển hình, thượng toạ Không Tánh đau bệnh đã chọn thái độ của một người tự do, thay vì làm đơn xin phép để được đi chữa bệnh thì đã không làm để bị cấm đoán và chấp nhận điều này, thà chết còn hơn.

Khi xử dụng tôn giáo có tổ chức vào mục tiêu ủng hộ quyền lực của họ, và trấn áp những người sống theo tinh lý tôn giáo, những người Cộng sản Việt Nam đã cố tình lôi Việt nam trở lại tâm thức lạc hậu của thế kỷ trước, khi mà mê tín, lạc hậu và tâm trạng bất lực trước tình trạng xã hội loạn lạc đóng một vai trò quan trọng trong niềm tin tôn giáo. Rõ ràng vấn đề đàn áp tôn giáo hiện nay tại Việt nam là một vấn đề nhân quyền, dân quyền, nghĩa là một vấn đề chính trị. Cộng sản Việt Nam lôi tôn giáo vào chính trị, chứ không phải những người có tôn giáo chân chính xen vào chính trị vì sự hăng say truyền đạo. Dĩ nhiên những người có tôn giáo chân chính không phải là những người yên lặng đồng loã mà cũng không phải là những cán bộ đóng vai tu sĩ trong hệ thống tôn giáo tổ chức của nhà nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.