Tổng Thống Bush Và Chủ Trương Đấu Tranh Cho Quyền Tự Do, Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 25.6 kb

Trưa ngày 20/1/2005, Tổng thống (TT) George W. Bush của Hoa Kỳ đã tuyên thệ chính thức trước Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, ông William Rehnquist, để bắt đầu một nhiệm kỳ thứ hai, kéo dài đến đầu năm 2009. TT Bush là vị Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ và đây là buổi Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng Thống lần thứ 55 trong lịch sử chính trị của đất nước này. Ngay trước đó, phó Tổng thống Hoa Kỳ, Dick Cheney, cũng đã tuyên thệ trước Chủ tịch Hạ viện, ông Dennis Hastert, và sau cùng là 21 phát súng đại bác chào mừng tân Tổng thống. Khoảng 6.000 cảnh sát tuần tra khắp thành phố cùng với 2.500 binh sĩ Hoa Kỳ tham gia vào bộ phận gìn giữ an ninh. Ngoài ra, có khoảng 4.700 binh sĩ tham gia những phần lễ tân trong toàn bộ chương trình Lễ Nhậm Chức.

TT George W. Bush đã thắng cử một cách thuyết phục trước Thượng nghị sĩ John Kerry vào tháng 11/2004 vừa qua bằng số phiếu cử tri đoàn (279/252), số tiểu bang giành quyền kiểm soát (30/20), và cả số phiếu cử tri phổ thông với trên 3,5 triệu phiếu cách biệt. Kết quả bầu cử này cùng với việc Đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện Hoa Kỳ đã đem lại nhiều lợi điểm quan trọng cho TT Bush trong thế vận động chính trị đối nội lẫn đối ngoại hiện nay. Và cũng chính vì thế mà sau khi nhận được tin thắng cử, TT Bush tuyên bố, “Tôi đã kiếm được một số vốn chính trị (political capital) và sẽ cố tận dụng số vốn này”.

Điển hình là trong buổi Lễ Nhậm Chức này, TT Bush đã dùng “vốn chính trị” của mình để đưa ra một chủ trương đối ngoại mạnh mẽ và đầy tham vọng là: Đấu tranh cho quyền tự do và sự khai phóng tại các quốc gia độc tài, phi dân chủ để ngăn chặn bạo lực và khủng bố có thể xảy ra trên mảnh đất Hoa Kỳ. Lý do là nền an ninh của Hoa Kỳ phụ thuộc vào một thế giới ngày càng có thêm nhiều quốc gia tự do, dân chủ. Ông Bush đã nhấn mạnh như sau trong bài diễn văn tại Lễ Nhậm Chức, “Thành công trong việc kiếm tìm tự do cho những mảnh đất khác có ảnh hưởng sống còn tới nền tự do trên mảnh đất chúng ta đang sinh sống”. Và dẫn lời Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, TT Bush nói: “Những ai từ chối quyền tự do của người khác thì không xứng đáng được hưởng quyền tự do, và theo công lý của Đức Chúa Trời, sẽ không thể duy trì được quyền tự do lâu dài”. Đây là lời cảnh cáo đanh thép đến những nhà độc tài, các nhà lãnh đạo tại quốc gia cộng sản, quân phiệt, phi dân chủ trên thế giới. Tất nhiên, TT Bush cũng cảnh giác rằng Hoa Kỳ sẽ không áp đặt thể chế chính quyền của mình lên các quốc gia khác. Tuy vậy, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ đối với những nhà đối kháng đang bị giam cầm, những phụ nữ phải chịu đựng ngược đãi, nô lệ hoặc bất cứ cá nhân nào phải sống trong bạo lực, hù dọa của những kẻ lãnh đạo bạo tàn. Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ khuyến khích sự đổi mới, canh tân trong các chính quyền liên hệ bằng chủ trương rõ ràng rằng mối quan hệ hai nước đòi hỏi chính quyền đó phải đối xử đứng đắn với người dân của chính quốc gia họ. Và theo TT Bush, “Sẽ không có công lý nếu không có quyền tự do và sẽ không có nhân quyền nếu không có quyền tự do làm người”. Có thể nói rằng, bài diễn văn 15 phút của TT Bush đọc trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức lần này có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn về quyền tự do, dân chủ và về công cuộc đấu tranh chống độc tài trên toàn thế giới.

Ngoài những quan niệm và chủ trương mạnh mẽ trên, Lễ Nhậm Chức của TT Bush cũng đã toát lên được một truyền thống chuyển tiếp và chuyển giao một cách hòa bình, ổn định đối với bộ phận quyền lực ở cấp cao nhất trong một xã hội đa nguyên, dân chủ. Đây là cả một quá trình, một sự tiến hóa của nền dân chủ chính chắn, trải qua nhiều biến động lịch sử và những cuộc tranh đấu liên tục cho nhân quyền, dân quyền do chính người dân Hoa Kỳ thực hiện. Một nghi lễ thật nghiêm trang, dầu là tốn kém trong thời buổi hiện nay, nhưng là gương mẫu cho các quốc gia khác đang bị kiềm hãm dưới ách độc tài, chuyên chế, phi nhân, và cho người dân ở đó có dịp nhìn thấy và so sánh với chế độ phi dân chủ tại chính quê hương mình. TT Bush khởi đầu một nhiệm kỳ thứ hai đầy khó khăn về mặt chính trị và quân sự, nhất là tại Irắc, cũng như cuộc chiến chống khủng bố đang còn diễn ra phức tạp. Hơn nữa, tình hình an ninh quốc nội Hoa Kỳ vẫn còn tiềm tàng nhiều nỗi lo về những cuộc khủng bố bất ngờ, khó dự đoán trước từ những thế lực khủng bố điên cuồng. Ông cũng đã và đang phải chấp nhận những khó khăn không chỉ từ phía những kẻ thù trực tiếp mà cả những thành phần không muốn hoặc không thích nhìn thấy chính phủ Hoa Kỳ cứng rắn trong chính sách đối ngoại. Các quốc gia từng có sự e dè và cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên trường quốc tế thì càng lợi dụng cơ hội này để hô hào chống đối chính phủ Hoa Kỳ như một quốc gia đang cố tiến hành một chủ nghĩa thực dân đế quốc nhằm giữ vững địa vị cường quốc lãnh đạo thế giới hiện nay. Nhưng với quyết tâm và chủ trương tranh đấu đem lại quyền tự do, dân chủ tại những quốc gia độc tài, phi dân chủ, TT Bush đã đưa ra một viễn cảnh và một hướng đi rõ ràng để đưa dân tộc Hoa Kỳ và các quốc gia khác tiến đến một tương lai tốt đẹp và an toàn, hơn là một hiện tại không có lựa chọn và chấp nhận buông xuôi trước làn sóng khủng bố toàn cầu hiện nay. Giới chỉ trích chủ trương của chính phủ Bush đã đưa ra nhiều lý do này nọ để biện minh cho chủ trương “bất chiến tự nhiên thành” của họ, tức là đồng nghĩa với “không hành động, không giải pháp” nhưng theo như TT Bush tuyên bố trong bài diễn văn của mình: “Mục tiêu cao cả của công cuộc đấu tranh chấm dứt độc tài, chuyên chế là công việc tập trung của nhiều thế hệ. Công việc có khó khăn nhưng không vì thế mà chúng ta tránh né. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ không phải là không có giới hạn nhưng cũng may mắn cho những người đang bị đàn áp, ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn còn đáng kể và chúng ta sẽ áp dụng nó một cách tự tin cho chính nghĩa tự do.” Thật vậy, trong cuộc chiến tranh chống khủng bố và độc tài chuyên chế hiện nay, chỉ có những ai quyết tâm, quyết chí cao nhất mới giành được chiến thắng. Ngày nào mà nhân loại chúng ta thể hiện được quyết tâm, quyết chí cao hơn chính những kẻ khủng bố như Osama Bin Laden, những nhà cầm quyền tại các nước độc tài cộng sản như Kim Chính Nhật, Nông Đức Mạnh.v.v… thì ngày đó thế giới mới thoát khỏi được nạn khủng bố, độc tài và phi dân chủ. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.