Toronto cầu nguyện hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tối thứ bảy, mưa bay mịt mờ, cái kiểu mưa tuyết, những giọt mưa như những mảnh đá bào rơi lộp độp vào kiếng xe, làm người được chở trong xe cảm thấy thú vị, nhưng những người phải lái xe chắc là khó chịu hơn vì phải điều khiển chiếc xe khó khăn hơn. Một tối mùa thu, thứ bảy, trời mưa như vậy, mà chúng tôi vẫn lặn lội chạy đi Hamilton, một thành phố cách Toronto khoảng 50 cây số về hướng Tây Nam, không phải để ngắm mưa, không phải để đi thăm bạn bè, hay thăm gia đình, mà để đi dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Công giáo ở Ấn Độ và ở Việt Nam.

Buổi lễ được tổ chức ở nhà thờ Canadian Martyrs. số 38 Đường Emerson, thành phố Hamilton, đối diện với trường Đại học McMaster. Cũng như bao nhiêu nhà thờ khác ở trong thành phố này, hay trong những thành phố khác trên đất nước Canada, nhưng hôm nay giáo đường này khác những giáo đường khác ở chỗ, nó được dùng để tổ chức một buổi cầu nguyện cho hai đất nước xa lạ, ở cách xa nó đển nửa vòng trái đất. Buổi cầu nguyện không chỉ có những người trong thành phố Hamilton tham dự, mà còn được đón nhiều khách ở những thành phố khác tới. Chính nhờ đó là buổi cầu nguyện cho hai nước Việt Nam và Ấn Độ, và nhờ sự kêu gọi nhiệt tình của các anh chị em sinh viên của trường Đại học McMaster, những tấm lòng trẻ trung, đầy nhiệt huyết với đời, với đạo, mà giáo đường đặc kín những người là người.

Những anh chị em sinh viên trẻ được sống trên một đất nước tự do, với một cuộc sống tương đối thoải mái, nhưng vẫn mang nặng mối ưu tư về quê hương thứ nhất của mình, có thể là nơi các anh chị đó đã được sinh ra, hay có thể là nơi cha mẹ hay ông bà của các anh chị em đó đã sinh ra. Công giáo ở Ấn Độ chỉ có khoảng 2%, tuy không bị chính quyền đàn áp, nhưng vẫn bị các tôn giáo khác vùi dập. Còn ở Việt Nam, công giáo nói riêng, các tôn giáo khác nói chung, vẫn bị chính quyền cấm đoán, đàn áp. Mọi. người xúc động khi thấy những hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam máu me đầy mặt, vì bị công an đánh đập. Trong phần chiếu dương ảnh, BTC đã cho mọi người thấy những hình ảnh của một ký giả nước ngoài bị đánh đến bị thương ở cổ. Ai cũng xúc động, cứ ngỡ những chuyện đó chỉ có thể xảy ra thời xa xưa, chứ không thể xảy ra trong thời đại văn minh này nữa. Thế mà, nó đã xảy ra , ngay trong thời đại này, ở giữa thủ đô của một đất nước vẫn tự hào là có ngàn năm văn hiến.

Có người thắc mắc, họ đã làm gì đến nỗi bị đánh đập như vậy? Câu trả lời thật đơn giản nhưng cũng thật đau xót: họ chẳng làm gì cả, họ chỉ họp lại chung quanh giáo đường Thái Hà để cầu nguyện, chỉ là cầu nguyện thôi. Cái công việc mà những người đang ở trong giáo đường này đang làm, những anh chị em sinh viên trường đại học McMaster đang làm, các cha đang hướng dẫn giáo dân làm, các giáo dân và tất cả những người tham dự đang làm. Họ chỉ có cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện! Đây là một hành động bình thường của mọi người trong xã hội, một hành động hoàn toàn ôn hòa, không gây hại đến ai, thế mà, vẫn bị đàn áp, đánh đập. Chẳng trách gì các anh chị em trẻ sinh ra nơi này, cảm thấy rất ngạc nhiên và xúc động, không thể tưởng tượng được! Câu chuyện của anh sinh viên Việt Nam trường đại học McMaster làm tôi xúc động nhất, là một kỷ niệm hồi còn bé của anh. Anh đã hỏi Đức Cha, tại sao Đức Chúa Trời lại sinh ra những con người xấu xa, chuyên môn đi gieo tội ác và hận thù cho nhân loại? Anh hỏi có cách nào để có thể dẹp trừ những con người đó? Câu trả lời của Đức Cha đã làm anh nhớ mãi. Ngài bảo, Thiên Chúa đã sinh ra ta, sinh ra con, chúng ta sẽ là những người đi ngăn cản những tội ác đó. Đơn giản đến như vậy. Đơn giản hơn nữa, là Đức Cha và các con chiên không phải làm cái gì siêu phàm cả, mà chỉ cần làm một việc rất đơn giản là thành tâm cầu nguyện. Mong cho con người đối với nhau bằng tình người. Mong cho có sự công bằng được xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Mong cho không có chiến tranh, không có hận thù, mọi người luôn giúp đỡ, thương yêu nhau.

Những ngọn nến được thắp lên lung linh, mờ ảo, trang nghiêm. Mọi người yên lặng nguyện cầu. Ở nơi nào đó trên thế giới này, những con người đang bị đàn áp, nếu biết được chúng tôi nguyện cầu cho họ, chắc họ sẽ vui mừng và cảm động lắm. Kể cả những con người đang đi đàn áp dân chúng, đang đi gieo rắc chiến tranh, nếu biết được chúng tôi cũng nguyện cầu cho họ, chắc họ sẽ hối hận, để quay lại đường chính, nẻo ngay, không gieo thêm tội ác nữa. Biết được điều kỳ lạ đó, chắc họ sẽ hồi tâm và quay về với Chúa. Ban ca đoàn hát tiếng Anh, tiếng La Tinh đã trình bày thật đặc sắc, làm mọi người xúc động thật sự!

Tiếp theo là phần nguyện cầu giành riêng cho những người Việt Nam, với những bài hát thật hay, thật ý nghĩa của ca đoàn Việt Nam. Những bài hát kêu gọi hòa bình. Những bài hát vinh danh Đức Mẹ, vương mẫu của hòa bình. Những bài hát nguyện cầu cho nhân loại, cho cả thế giới nói chung, và cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giáo dân Thái Hà nói riêng. Những bài hát làm cảm động lòng người. Những anh chị em trong ca đoàn đã tập dượt ráo riết để hát cho ngày hôm nay, cũng cảm động khi mọi người ngồi yên lặng lắng nghe. Những bài hợp ca được trình bày nhuần nhuyễn, vững chãi, và đi vào lòng người, đã làm cho tất cả mọi người trong giáo đường xúc động. Mong rằng những lời hát này sẽ không dừng lại ở đây, hôm nay, mà sẽ bay xa, vang xa, đi khắp mọi nơi trên thế giới. Những lời hát đó sẽ thấm đượm vào từng con người, tạo thành một sức mạnh hùng mạnh nhất, để xóa tan đi những tội ác, những xấu xa, xây dựng một thế giới công bằng và bác ái.

Bình Nguyên
Tháng 11, 2008.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.