Trò chuyện với đảng viên trẻ Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
MP3 - 4.5 Mb

Phỏng vấn Mai Hữu Bảo và Thanh Giang hai thành viên trẻ của đảng Việt Tân

Ngày 6 tháng 2, 2009

Lê Thanh Tùng: Chúng tôi là Lê Thanh Tùng xin kính chào quí vị thính giả, chúng tôi có mời được hai người bạn trẻ, đó là Thanh Giang và Mai Hữu Bảo, là hai đảng viên của đảng Việt Tân, có những hoạt động ở trong quốc nội hiện nay.

Thanh Giang: dạ vâng, cháu xin chào chú Lê Thanh Tùng cũng như chào quí thính giả của đài.

Mai Hữu Bảo: Mai Hữu Bảo cũng xin mến chào quí thính giả và chào anh Lê Thanh Tùng.

Lê Thanh Tùng: Hai bạn có thể tự giới thiệu mình, điều kiện nào đã thúc đầy để trở thành đảng viên của đảng Việt Tân.

Thanh Giang: Thanh Giang năm nay đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi làm, tham gia Việt Tân cũng hơn bảy năm rồi, tức là sau khi mà Thanh Giang tốt nghiệp đại học, thì đó là lúc mà Thanh Giang quyết định tham gia Việt Tân. Đối với Thanh Giang có lẽ tham gia Việt Tân là chuyện đương nhiên, tại vì Thanh Giang đã lớn lên trong một gia đình tham gia kháng chiến cũng như tham gia Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thì đã thấy rất là rõ những sinh hoạt của các cô chú, các bác chung quanh mình, từ năm này qua năm nọ vẫn sinh hoạt trong cộng đồng để làm đem lại dân chủ cho Việt Nam, thì cái ý niệm là mình phải góp phần vào việc dân chủ hóa đất nước Thanh Giang đã có từ hồi nhỏ rồi, thì khi tốt nghiệp đại học, Thanh Giang cảm thấy bây giờ mình đã có bằng, đã có nghề nghiệp rồi thì đây là lúc mà mình phải đóng góp thêm. Đó là lúc mà Thanh Giang tiếp xúc với những đảng viên trong đảng Việt Tân và xin gia nhập.

Lê Thanh Tùng: Như vậy là Thanh Giang gia nhập đảng Việt Tân vào năm nào?

Thanh Giang: Dạ thưa chú là Thanh Giang gia nhập từ năm 2001 và sau khoảng chừng 6 tháng thì được làm đảng viên chính thức.

Mai Hữu Bảo: Bảo thì có một quá trình đã sống ở Việt Nam một thời gian, lúc còn nhỏ, cũng đã thấy những bất công, từ những vấn đề phân biệt đối xử với con cái của những người trong quân đội, trong chính quyền, trước năm 75, và nhiều sự bất công khác khi còn nhỏ mình thấy được. Khi mình qua Mỹ năm 1985, sau đó, thường nghe đài Kháng Chiến, rồi ba và ông ngoại trước có đi quân đội VNCH cho nên mình cũng biết sơ sơ về chuyện đất nước. Rồi thì trong đầu luôn luôn mình nghĩ đến vấn đề trách nhiệm của một người thanh niên, là mình phải làm một cái điều gì đó. Khi học đến lớp 12 trung học thì xin gia nhập Mặt Trận thời đó, một thời gian sau thì được cho gia nhập cho tới bây giờ thì đã hơn 15 năm.

Lê Thanh Tùng: Có thể cho biết thêm là kể từ khi trở thành đảng viên của đảng Việt Tân thì trong việc đi học hay là đi sinh hoạt, về mặt tình thần mình thấy thế nào?

Mai Hữu Bảo: Vâng, phải nói là đi sinh hoạt, nó thoả mãn cái nhu cầu làm tròn trách nhiệm của người thanh niên của mình, cho nên mình cũng vui trong lòng. Có nhiều người khen mình làm gỉỏi, làm tốt, thực ra mình làm là để thoải mãn cái nhu cầu tinh thần của mình, là để phục vụ cho đất nước là bổn phận của một người Việt Nam xa quê hương. Đúng ra, mình đã bỏ trốn chạy người cộng sản, bây giờ mình muốn cho đất nước khá hơn thì mình chỉ làm cho caí nhu cầu của chính mình và những người chung quanh mình thôi. Cái đó mình cũng vui, đi làm bận rộn nhưng nó vui, được gặp nhiều người, quen biết nhiều người, nhất là những người trên cùng con đường đấu tranh cũng như mình thì mình cảm thấy rất là vui và rất là ấm cúng.

Lê Thanh Tùng: Còn Thanh Giang?

Thanh Giang: Thưa chú cũng như là thưa quí thính giả, thì khi mình làm một người đảng viên Việt Tân thì Thanh Giang cảm thấy là mình luôn luôn có cái lý tưỡng, cái trách nhiệm phải đóng góp cho đất nước cho nên đó là một sự thúc đẩy rất là lớn, nó giúp cho mình vượt qua nhiều cái khó khăn trong đời sống, ngay cả những khó khăn trong đời sống cá nhân của Thanh Giang trong công ăn việc làm, trong việc học hay trong đời sống gia đình, hay trong các sinh hoạt cộng đồng, mình có những thất bại thì những thất bại đó nó rất là nhỏ so với mục tiêu là làm sao cho đất nước Việt Nam một ngày nào đó, có tự do dân chủ. Vì mình luôn luôn nghĩ đế nhu cầu đó cho nên những thất bại mình dễ vượt qua được. Thanh Giang ít khi mà nãn lòng lắm, nhiều khi gặp khó khăn, mình không bao giờ nãn lòng, tại vì mình biết cái việc mình cần phải làm, nó lớn hơn nhiều. Thanh Giang thấy chung quanh mình những chiến hữu, những đảng viên khác, dù là họ lớn tuổi, hay là họ kém về điều kiện đời sống hay là khả năng nhưng mà họ cũng vẫn đóng góp công sức của họ, năm này qua năm nọ, làm cho Thanh Giang cảm thấy mình phải noi gương theo họ và phải đóng góp nhiều hơn nữa. Thanh Giang cảm thấy là có cơ hội đóng góp trong đảng Việt Tân hay là đóng góp cho đất nước, nó làm cho đời sống có được nhiều ý nghĩa hơn.

Lê Thanh Tùng: Bảo tham gia từ lớp 12, sau 15 năm sinh hoạt trong đảng, khó khăn nào về học vấn cũng như là gia đình, Bảo có thể chia sẻ với các bạn trẻ nghe đài.

Mai Hữu Bảo: Dạ vâng, vấn đề đó, nói là không có thì cũng không đúng. Mình có một chút là thời gian nó giới hạn. Nhiều người ở đây đi học, đi làm, mình thì có thêm một cái việc khác nữa là đất nước, là cộng đồng, đôi khi thời gian học của mình ít lại chút xíu, và cũng chậm việc học chút ít nhưng nó đáp ứng lại cái nhu cầu tinh thần riêng của mình đó là phục vụ đất nước, một trách nhiệm của một người thanh niên. Và đối với gia đình, tôi được may mắn là gia đình ủng hộ, nhưng đôi khi gia đình cũng quan tâm là mình dành nhiều thời gian đi ra ngoài nhiều quá, gia đình cũng khuyên răn, nhưng mà nói chung má cũng hãnh diện là có con mình đi phục vụ đất nước, thay vì có một số người khác chỉ lo vấn đề làm ăn hay là học hành thôi mà không lo gì cho đất nước.

Lê Thanh Tùng: Thanh Giang thì có trở ngại gì trong việc đi học hay là sinh hoạt trong gia đình, liên quan đến việc trở thành thành viên của đảng Việt Tân không?

Thanh Giang: Thật ra thì Thanh Giang không có gặp nhiều khó khăn. Thanh Giang chỉ có một chuyện vui là khi mà Thanh Giang quyết định gia nhập đảng Việt Tân, Thanh Giang có nói với bố của Thanh Giang là con đã quyết định tham gia đảng Việt Tân thì bố của Thanh Giang, không phải là đảng viên Tân, bố của Thanh Giang có nói một câu là “Phụ nữ, con gái, có nên đi đấu tranh không?” thì bố chỉ nói chơi vậy thôi chứ không có cản, và phải nói thật là trong đảng cũng có rất là nhiều người phụ nữ tham gia, thì Thanh Giang thấy là phụ nữ hay nam giới, trẻ tuổi hay lớn tuổi, ai cũng có thể đóng góp trong khả năng của mình hết. Ngoài ra, nếu là nói đến việc học hay thời gian thì tất nhiên là cái việc mình đóng góp thời gian của mình cho đảng hay là cho cộng đồng,..vân…vân, thì nó lấy một số thời gian của mình, nhưng mà đối với sinh hoạt của đảng Việt Tân thì tại vì mình biết công cuộc đấu tranh nó sẽ kéo dài rất là lâu và không những để Việt Nam một ngày nào có dân chủ mà là để canh tân đất nước. Thì cái công trình đó nó sẽ không bao giờ ngưng, cho nên khi mà một người đảng viên Việt Tân có những khó khăn trong gia đình, ví dụ như Thanh Giang, có một thời gian, Thanh Giang muốn trở lại đi học thêm thì trong thời gian đó, Thanh Giang xin được giãm bớt những công việc làm. Và khi mình thấy mình có thể đóng góp hơn nữa thì mình trở lại đóng góp hơn. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và đóng góp theo khả năng của mình.

Lê Thanh Tùng: Mai Hữu Bảo đã học hỏi được gì trong thời gian dài là đảng viên của đảng Việt Tân?

Mai Hữu Bảo: Cái đó thì phải nói là nhiều lắm. Khi mà mình tham gia như vậy, nó là một cái đại gia đình, mình gọi chung mấy anh em là một đại gia đình Việt Tân, thì những người đi trước họ có nhiều khả năng để truyền lại, rất là thường xuyên có những cái workshop, những buổi huấn luyện để mà mình tập cách nói chuyện, cách lãnh đạo, cách sinh hoạt, cách đấu tranh,… vân.. vân… Khi mà đi theo những đàn anh, đàn chị, cha anh,… thì mình cũng được học hỏi rất là nhiều, và khi mà mình đi ra ngoài để làm việc đấu tranh, làm việc cộng đồng, việc xã hội thì mình cũng được tiếp xúc và học hỏi rất là nhiều từ xã hội, từ thế giới bên ngoài. Đó là cái kinh nghiệm mà mình không thể học từ nhà trường. Và cái kinh nghiệm đó thì xin nói thêm bên ngoài câu hỏi của anh Tùng là nó cũng giúp mình trong công ăn việc làm. Thường thì Mai Hữu Bảo mà đi làm trong hãng thì thường sau một thời gian ngắn, ba đến sáu tháng sau cũng được promote lên làm suppervisor hay manager cũng rất là nhanh. Tại vì mình có cái khả năng, interpersonal skill hay là những khả năng organizational skill, nói chuyện hay là quản lý, vân … vân…

Lê Thanh Tùng: Trường hợp có những điều gì không hài lòng?

Mai Hữu Bảo: Nhiều người ủng hộ nhưng mà cũng có một số người không hiểu rỏ Việt Tân, thì đôi khi cũng có nhiều cô chú bác cũng khuyên mình: con coi chừng mấy người Việt Tân họ dụ dỗ, họ chỉ vì danh tiếng thôi,… những người xấu, đại khái vậy. Thì mình chỉ tức cười, tại vì họ (đảng viên Việt Tân) là những người mình đi theo sinh hoạt suốt mười mấy năm qua, mình biết những người này, họ rất là dấn thân, họ làm việc không cần tiếng tăm. Ngay cả chính Mai Hữu Bảo mười mấy năm qua, sinh hoạt trong cộng đồng, làm việc rất là nhiều việc, nhưng không bao giờ lôi cái tên Việt Tân ra, nói là tôi là đảng viên đảng Việt Tân và cái điểm này là phải giao lại cho Việt Tân, nó không phải như vậy. Thì mình thấy là những người làm việc chung với mình cũng cùng chung một chí hướng, cũng vì đất nước mà thôi, không làm việc cho một đảng phái hay là vì cá nhân như là một vài người hiểu lầm. Thì cái điều hiểu lầm đó cũng làm mình buồn một phần.

Lê Thanh Tùng: Riêng Thanh Giang thì khi mà nghe dư luận nói về Việt Tân mà mình không có hài lòng, thì cái phản ứng của mình ra sao?

Thanh Giang: Dạ thưa chú, thì Thanh Giang cũng có nghe các dư luận đó, nhưng mà đối với Thanh Giang thì nó không có ảnh hưỡng Thanh Giang nhiều, tại vì Thanh Giang là người trong cuộc, tức là một đảng viên Việt Tân cho nên Thanh Giang biết rất rõ con người Việt Tân như thế nào và những người Việt Tân, Thanh Giang thấy tận mắt là họ tận tình như thế nào, họ dấn thân như thế nào thì những dư luận bên ngoài nó không ảnh hưỡng nhiều đến Thanh Giang. Ngoài ra, Thanh Giang nghĩ là vì cái sự huấn luyện, cái cách làm việc trong đảng mà Thanh Giang đã học được, đó là mình tôn trọng những ý kiến của người khác, những giá trị tinh thần mà mình biết là mình theo đuổi nó có giá trị cho nên mình không bị lung lay và ngoài ra, cách sinh hoạt trong đảng nó giúp cho mình làm sao vượt qua được những khó khăn đó, làm sao hòa lại được những ý kiến khác nhau của những con người khác nhau, những đảng phái khác nhau để làm việc trong tinh thần teamwork để mà đạt được mục tiêu cao cả thì đó là những điều mà Thanh Giang học hỏi được ngoài những cái workshop, huấn luyện, cách lãnh đạo v..v.. Nó giúp cho mình rất nhiều trong việc ra ngoài sinh hoạt với cộng đồng.

Lê Thanh Tùng: Thanh Giang có thể cho biết là nếu trường hợp mà được nói chuyện với các bạn trẻ ngay bây giờ thì Thanh Giang sẽ kêu gọi họ để trở thành các đảng viên của đảng Việt Tân không?

Thanh Giang: Thanh Giang thấy rất là nhiều trường hợp các bạn học hành xong rồi, có bằng rồi, nhiều bạn bắt đầu đi làm thì họ cảm thấy là đời sống mình nó hơi thiếu cái gì đó, và họ không biết là nó thiếu cái gì, họ cảm thấy chỉ đi làm và chán nãn thì Thanh Giang rất muốn nói với các bạn đó là mong các bạn tìm hiểu thêm về những tổ chức như là đảng Việt Tân hay là những tổ chức khác trong cộng đồng để mà tham gia và đóng góp.

Lê Thanh Tùng: Mai Hữu Bảo sẽ tâm tình gì với các bạn trẻ đang nghe đài?

Mai Hữu Bảo: Dạ thưa cũng rất là đồng ý với những điều Thang Giang nói, chỉ muốn nói thêm đó là các chú, các bác, đúng ra là ngay cả cha anh của mình có rất là nhiều hy vọng trên người trẻ, tại vì họ cũng đã lớn, đã già và thực sự, một phần đã không còn nữa, phần khác thì cũng nay mai, cho nên trách nhiệm đó, nếu những người con cháu mà không gánh thì trách nhiệm đất nước sẽ giao vào tay ai, trong khi đất nước đang cần sự giúp đở của mình trong vấn đề nhân quyền, dân quyền, trong vấn đề dân chủ. Mình là một người trẻ, người thanh niên, dù là mình ở đâu đi nữa, mình vẫn là dòng máu Việt Nam thì cái trách nhiệm đó, nó vẫn còn trên vai của mình. Xin các bạn trẻ suy nghĩ đến điều này. Nếu không có nhiều thời giờ thì mình có thể bỏ một tháng một vài giờ để mà đi giúp một cái công việc nào đó, không nhất thiết phải là đảng viên đảng Việt Tân, miễn là mình tham gia trong một sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng, hay là một đảng phái khác. Nếu mà nói cao hơn, thì mình vẫn có thể giúp được cho đất nước, xin các bạn hãy cố gắng phụ cho Mai Hữu Bảo và các bạn trong Việt Tân để mà đất nước mình mau có ngày để mình có thể trở về sinh sống tại Việt Nam.

Thanh Giang: Thanh Giang thấy là nhiều bạn trẻ có nổi sợ hay nổi lo là không biết mình làm được gì hay là cái việc đem lại dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam nó quá to lớn, làm sao mình có thể làm được điều đó, với hai bàn tay của mình. Người trẻ không nên lo về việc đó, mà người trẻ chỉ nên lo làm sao làm hết được cái khả năng của mình, dù khả năng đó nhiều, hay lớn, hay là cái thời gian của mình nhiều hay ít, thì đóng góp trong khả năng của mình, chứ đừng vì nghĩ khả năng đó quá to lớn rồi mình không đóng góp được.

Lê Thanh Tùng: Như vậy thì khi mà các bạn đang nghe đài mà muốn sinh hoạt với đảng Việt Tân thì sẽ làm như thế nào?

Thanh Giang: Dạ vâng, các bạn trước nhất có thể lên trang nhà của đảng Việt Tân là www.viettan.org

Mai Hữu Bảo: Nếu mà liên lạc thẳng với Mai Hữu Bảo, thì có thể qua email là MaiHBao@yahoo.com

Thanh Giang: Dạ email của Thanh Giang là giangnguyen@gmail.com . Dạ vâng, Thanh Giang mong là qua những tâm tình của Thanh Giang cũng như của anh Mai Hữu Bảo vừa rồi thì các bạn có thể hiểu thêm về đảng Việt Tân. Thanh Giang trong bảy năm vừa qua đã học hỏi được rất là nhiều, dù mình không đóng góp được nhiều như mình mong muốn nhưng Thanh Giang mong là sẽ gặp được các bạn trong những sinh hoạt cộng đồng hay những sinh hoạt của đảng Việt Tân. Dạ xin cảm ơn chú Lê Thanh Tùng cũng như cảm ơn quí vị thính giả.

Mai Hữu Bảo: Dạ vâng, Mai Hữu Bảo cũng mong các bạn sẽ góp cho mình một tay. Trong một tháng mình có trên 700 giờ thì mình chỉ cần một phần nhỏ, vài giờ trong một tháng thôi, mình làm công việc tiếp sức cho những người trong nước của mình và làm rạng danh cho tổ tiên, cho quốc gia của mình, nhất là bây giờ, vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa đang nóng, thì cũng cần nhiều sự giúp đở của các bạn và mong sẽ có ngày gặp các bạn ở trong đảng Việt Tân hoặc ở tại Việt Nam.

Lê Thanh Tùng: Vâng, cảm ơn Mai Hữu Bảo, cảm ơn Thanh Giang đã nhận lời phỏng vấn của chúng tôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.