Trưng Cầu Dân Ý: Định bịt mắt ai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 25/11/2015 vừa qua, Quốc Hội CSVN đã thông qua cái gọi là “Luật Trưng Cầu Ý Dân”, và ấn định là Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, tức là hơn 7 tháng nữa.

Bản tin khi được loan tải còn kèm theo câu đánh bóng: “Đây là dự luật nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và cử tri cả nước với những nội dung đề cao tính dân chủ, đảm bảo quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.”

Sự thực như thế nào? Trưng cầu dân ý là gì? Và tác động thực sự của việc thông qua dự luật này tại quốc hội CSVN là gì?

Trưng cầu dân ý căn bản là hỏi ý dân, và thường là liên quan đến những quyết định thay đổi Hiến Pháp hay những vấn đề tế nhị mà cơ cấu lập pháp là Quốc Hội cảm thấy khó tự lấy quyết định.

Trưng cầu dân ý thường chỉ xảy ra trong các quốc gia dân chủ vì đơn giản là các nước độc tài, với bản chất độc đoán, chẳng bao giờ thèm hỏi ý dân.

Vì vậy, việc nhà nước CSVN, với bản chất độc tài độc đoán, bày ra trò trưng cầu dân ý không khỏi làm người ta thắc mắc, tự hỏi ẩn ý của việc làm này của Đảng CSVN là gì?

Câu trả lời rất đơn giản là một lần nữa CSVN lại áp dụng nguyên tắc “bóp cổ” và “nới tay” để cho người dân cảm thấy được “tôn trọng” qua cảm giác (bị lừa) được thở chút không khí tự do (không có thật) mà bớt đi sự căng thẳng đối với Đảng và Nhà nước.

Lần này Đảng CSVN đưa ra dự luật về trưng cầu dân ý chẳng khác nào trước đây họ hứa hẹn đưa ra Luật biểu tình… nhưng chẳng bao giờ xảy ra.

Mục tiêu của CSVN nhắm vào hai chủ đích:

Thứ nhất, tạo ảo giác rằng chế độ CSVN đang bắt đầu lắng nghe ý kiến của dân hầu “xả bớt sự căm phẫn.”

Thứ hai, tìm cách câu giờ trong lúc loay hoay chuẩn bị thế hạ cánh an toàn trước những áp lực thay đổi của tình thế.

Theo như Luật trưng cầu dân ý, những vấn đề được mang ra trưng cầu ý kiến người dân dựa trên: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Nếu coi chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia thì ba vấn đề sau đây không thể không nằm trong đề mục trưng cầu dân ý. Đó là định hướng chủ nghĩa xã hội; vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của đảng CSVN và vấn đề quốc doanh và tư doanh nắm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.

Đây là ba vấn đề đang làm trì trệ đất nước và kéo giật lùi Việt Nam trong khi những lân quốc như Campuchia, Lào, Miến Điện lần lượt vượt xa đất nước Việt Nam.

Do đó, nếu trưng cầu dân ý, CSVN nên hỏi thẳng người dân 2 câu hỏi sau: 1/ Giữ hay bỏ điều 4 Hiến Pháp, và 2/ Giữ hay bỏ Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Câu trả lời chỉ là GIỮ hay BỎ.

Thêm nữa, trong tình hình hiện nay, việc tổ chức trưng cầu dân ý phải do một cơ chế độc lập chứ không thể giao cho Quốc Hội hay Mặt Trận Tổ Quốc. Cơ chế hợp lý nhất nhằm thực thi trưng cầu dân ý nên là sự hợp tác giữa các đoàn thể xã hội dân sự độc lập và Mặt Trận Tổ Quốc.

Nói tóm lại, việc Quốc Hội CSVN thông qua luật trưng cầu dân ý là điều đáng ca ngợi nếu Đảng CSVN tức khắc (chứ không hứa hẹn suông để câu giờ) tổ chức trưng cầu dân ý với 2 câu hỏi sau: 1/ Giữ hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, và 2/ Giữ hay bỏ định hướng Xã Hội Chủ Nghiã.

Nếu không làm được như vậy thì “trưng cầu dân ý” chỉ còn là một màn diễn thô kệch, nhàm chán và … phí tiền của dân như bao màn diễn khác!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)