Trung Quốc: Bọn Thực Dân Mới

The Economist

(Khánh Đăng lược dịch)

Trung Quốc háu đói tài nguyên thiên nhiên gây ra nhiều khó khăn trong nội địa hơn là ở bên ngoài.

Không có gì phải gọi là phóng đại khi nói rằng Trung Quốc đang thèm khát nhiều mặt hàng. Mặc dù dân số Trung Quốc chỉ chiếm vào khoảng một phần năm dân số thế giới, nhưng lại đớp hơn phân nửa (1/2) sản lượng thịt heo, dùng một nửa (1/2) lượng xi măng, với một phần ba (1/3) lượng sắt thép và hơn một phần tư (1/4) lượng nhôm của toàn thế giới. Trung Quốc chi tiêu cho việc nhập cảng đậu nành và dầu thô cao hơn gấp 35 lần khi so sánh với năm 1999, và chi tiêu cho nhập cảng đồng cao hơn gấp 23 lần — thật vậy, Trung Quốc đã nuốt hơn bốn phần năm (4/5) số lượng đồng của thế giới, mà mức cung cấp đã gia tăng kể từ năm 2000.

Đông Bắc thành phố Bắc Kinh.

Thêm nữa, Trung Quốc ngày càng càng háu đói hơn lúc nào hết. Mặc dù mức tiêu thụ xăng dầu đang thuyên giảm tại Hoa Kỳ, nhưng giá cả dầu thô lại gia tăng lập ra những kỷ lục mới, vì nhu cầu (xăng dầu) từ Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác vẫn trên đà gia tăng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế tiên đoán rằng số lượng dầu thô nhập cảng của Trung Quốc sẽ tăng lên gấp ba vào năm 2030. Nhu cầu của Trung Quốc về nguyên liệu ở tất cả mọi mặt hàng gia tăng quá nhanh, và tạo ra một vận may cho giới nông dân, thợ mỏ và giới sản xuất dầu thô, đến nỗi những thành ngữ như “bull market” hay “cyclical expansion” hầu như không còn nghĩa lý gì. Thay vào đó, các chuyên viên ngân hàng đã nặn ra một chữ mới: supercycle

Nhưng không phải tất cả các nhà quan sát đều nghĩ rằng sự thèm muốn vô biên của Trung Quốc về các mặt hàng hóa là thượng hạng. Những than phiền thông thường nhất đều đặt trọng tâm vào chính sách đối ngoại. Trong nỗ lực để bảo đảm có những nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, Trung Quốc đang ve vuốt các nhà độc tài, bóc lộc các quốc gia nghèo và làm suy yếu đi những nỗ lực của Tây phương nhằm truyền bá dân chủ và thịnh vượng. Những tiếng gào thét lớn nhất cho rằng Hoa Kỳ và Âu Châu đang làm “mất đi” Phi Châu và Mỹ Châu La tinh.

Lập luận này đã làm ngơ về những lợi ích mà cơn say sưa về hàng hóa của Trung Quốc sẽ đem lại, không chỉ cho các nước nghèo, nhưng cũng cho một số quốc gia giàu có, chẳng hạn như nước Úc. Các nền kinh tế ở Phi Châu và Mỹ Châu La tinh chưa từng bao giờ tăng trưởng nhanh như thế. Sự tăng trưởng đó, khi đến phiên, sẽ có khả năng đưa dân chúng thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, hơn là các chương trình viện trợ thiếu hiệu qủa của Tây phương. Hơn nữa, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất hỗ trợ cho các chế độ bạo tàn. Hãy xem người Pháp đóng quân rải rác khắp Phi Châu, một số người trong họ mới đây đã chuyển giao một chuyến tàu chuyên chở vũ khí của Libya cho nhà độc tài Idriss Déby của nước Chad.

Một sắc thái mới

Trung Quốc có thể — và nên —- dùng ảnh hưởng của mình để kềm chế những kẻ tàn ác nhất trong số bạn hữu của mình, trong đó có chính phủ của Sudan và Miến Ðiện. Và Trung Quốc đang bắt đầu làm như vậy. Họ đã ngưng không phản kháng lại việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc đến Dafur, lại còn gởi một số kỹ sư quân sự của chính họ đến tham gia vào lực lượng này. Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc, đã công khai kêu gọi cho dân chủ tại Miến Ðiện — mặc dù sự hiểu biết về dân chủ của các viên chức nhà nướcTrung Quốc khác với của Tây phương — đây là một bước đi táo bạo đối với một chính phủ đã từng tuyên bố rằng họ không xen vào công việc nội bộ của các nước khác. Trung Quốc càng làm ăn nhiều hơn với thế giới, thì chính sách đối ngoại của họ càng có khả năng mang lại nhiều sắc thái hơn.

Dù vậy, sự thèm khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng đang gây ra nhiều khó khăn. Phần lớn các khó khăn này nằm ngay bên trong Trung Quốc, chứ không phải từ bên ngoài. Trung Quốc đang hút vào nhiều hàng hóa hơn lúc nào hết, không phải vì nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh chóng, nhưng cũng vì sự tăng trưởng đó tập trung trong các ngành kỹ nghệ xử dụng nhiều tài nguyên. Trong vài năm qua, đã có một sự chuyển hướng đáng chú ý từ các ngành sản xuất nhẹ sang kỹ nghệ nặng. Cho nên với mỗi đơn vị sản phẩm làm ra, Trung Quốc bây giờ lại tiêu thụ thêm nhiều nguyên liệu.

Thượng Hải.

Ðiều này nghe có vẻ như là một thay đổi nhỏ, nhưng hệ quả thì mang nhiều kịch tính. Thí dụ như có một thứ, nó khuyến khích cho những cái như những vướng mắc với thế giới bên ngoài, mà hiện giờ những vướng mắc đó đang gây cho Trung Quốc những vấn đề bối rối. Lo ngại hơn nữa, nó lại đang chồng chất lên tình trạng ô nhiễm, vốn đã ác liệt, của Trung Quốc. Kỹ nghệ nặng đòi hỏi một nguồn năng lượng to lớn. Thí dụ như ngành luyện thép xử dụng 16% năng lượng của Trung Quốc, so với 10% của tất cả các đơn vị gia cư cộng lại. Bằng một mức rất xa, nhiên liệu thông dụng nhất để tạo ra điện năng vẫn là than đá. Do đó, xây thêm các lò luyện thép và nhà máy hoá chất, thì có nghĩa là có thêm mưa acid và khói mù, đó là chưa kể đến vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Những điều này không chỉ gây ra sự bất thuận tiện, nhưng cũng là một trở ngại vô cùng to lớn cho xã hội. Mỗi năm, nó làm cho hàng triệu người mắc bệnh, gây ra hàng trăm ngàn vụ chết yểu, làm giảm thiểu sản lượng nông nghiệp, vv … Ông Pan Yue, một thứ trưởng trong một cơ quan giám sát môi trường của nhà nước, tin tưởng rằng cái giá phải trả hàng năm, vì tình trạng ô nhiễm, chồng chất lên đến khoảng 10% trị giá tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Không có lửa làm sao có khói

Thế thì không có gì phải ngạc nhiên, vì tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân của biết bao vụ phản đối và biểu tình. Có khoảng 60,000 vụ biểu tình chỉ trong năm 2006, theo như sự tính toán riêng của nhà cầm quyền. Một vài vụ được cầm đầu không phải bởi các nông dân nghèo yếu đuối, nhưng bởi dân thành thị có tổ chức kỹ càng đến từ Shanghai và Xiamen, đây là một sự kiện chắc chắn phải làm cho giới cai trị Trung Quốc kinh ngạc.

Và khả năng để xảy ra thêm các vụ khủng hoảng về sự gẫy đổ của môi trường thì rất lớn: khu vực phía Bắc của Trung Quốc đang bị cạn nước; và các khối băng hà vẫn cung cấp nguồn nước cho các dòng sông đang bị thu nhỏ lại thì đang tan ra, xin cám ơn nạn hâm nóng toàn cầu

Bầu trời Bắc Kinh bị ô nhiễm.

Nhà nước Trung Quốc biết rõ các khó khăn này, và đang cố gắng giải quyết. Họ đã lợi dụng kỳ họp Quốc hội Nhân dân trong tháng này để nâng cơ quan giám sát môi trường của ông Pan lên thành một bộ của nhà nước. Họ đã gia tăng mức phạt vạ đối với những kẻ gây ra ô nhiễm, giảm việc trợ cấp xăng dầu và huỷ bỏ việc giảm thuế cho ngành kỹ nghệ nặng. Họ cũng đề xướng ra việc xử dụng các nguồn điện năng sạch như các máy phát điện chạy bằng sức gió và khí đốt thiên nhiên. Nhưng mặc dù có những nỗ lực dồn dập để làm sạch sẽ Bắc Kinh cho kịp với Thế vận hội vào tháng Tám, các lực sĩ vẫn nghi ngờ về việc không khí có trong lành không để hít thở. Lực sĩ nhanh nhất thế giới của môn chạy marathon, là một thí dụ, đã đe dọa sẽ bỏ không tranh tài trong cuộc đua đó vì nạn ô nhiễm.

Tất cả các dự án làm xanh tươi môi trường của nhà nước đang bị làm suy yếu đi vì một nguồn vốn phong phú đầy giả tạo, và sự hăng hái của giới quan liêu nhà nước muốn đưa các nguồn vốn này vào các ngành kỹ nghệ (gây ô nhiễm) nhơ bẩn. Các ngân hàng Trung Quốc, được nhà nước cho phép, chỉ trả một lãi xuất rất thấp so với lãi xuất thật trên các khoản tiền được ký thác, rồi cho các công ty quốc doanh vay mượn lại với lãi xuất rẻ mạt. Ða số các công ty này cũng được hưởng lợi nhuận từ đất đai được cấp phát miễn phí và chia chác lại các khoản lợi tức không đáng kể cho nhà nước, để dành nhiều tiền đầu tư thêm vào các nhà máy (gây ô nhiễm) bẩn thỉu. Những người ký thác ngân hàng và đóng thuế tại Trung Quốc đang trợ cấp cho các ngành kỹ nghệ đang dần dà đầu độc họ.

Trung Quốc đang trên đường để tiêu thụ một lượng nguyên liệu khổng lồ khi họ càng phát triển. Nhưng với tình trạng ô nhiễm như thế, với bao nhiêu xáo trộn mà tình trạng ô nhiễm đang gây ra, Trung Quốc nên kìm hãm lại cơn háu đói của họ về các nguồn tài nguyên. Một kế hoạch phát triển kém phung phí hơn sẽ là một kế hoạch lành mạnh hơn.

****

The new colonialists
Mar 13th 2008
From The Economist print edition

China’s hunger for natural resources is causing more problems at home than abroad

THERE is no exaggerating China’s hunger for commodities. The country accounts for about a fifth of the world’s population, yet it gobbles up more than half of the world’s pork, half of its cement, a third of its steel and over a quarter of its aluminium. It is spending 35 times as much on imports of soya beans and crude oil as it did in 1999, and 23 times as much importing copper—indeed, China has swallowed over four-fifths of the increase in the world’s copper supply since 2000. What is more, China is getting ever hungrier. Although consumption of petrol is falling in America, the oil price is setting new records, because demand from China and other developing economies is still on the rise. The International Energy Agency expects China’s imports of oil to triple by 2030. Chinese demand for raw materials of all sorts is growing so fast and creating such a bonanza for farmers, miners and oilmen that phrases such as “bull market” or “cyclical expansion” do not seem to do it justice (see special report). Instead, bankers have coined a new word: supercycle.

Not all observers, however, think that China’s unstinting appetite for commodities is super. The most common complaint centres on foreign policy. In its drive to secure reliable supplies of raw materials, it is said, China is coddling dictators, despoiling poor countries and undermining Western efforts to spread democracy and prosperity. America and Europe, the shrillest voices say, are “losing” Africa and Latin America.

This argument ignores the benefits that China’s commodities binge brings, not only to poor countries, but also to some rich ones, such as Australia. The economies of Africa and Latin America have never grown so fast. That growth, in turn, is likely to lift more people out of poverty than the West’s faltering aid schemes. Moreover, China is not the only country to prop up brutish regimes. Witness the French troops scattered around Africa, some of whom recently delivered a shipment of Libyan arms to Chad’s embattled strongman, Idriss Déby.

A new nuance

China could—and should—use its influence to curb the nastiest of its friends, including the governments of Sudan and Myanmar. And it is beginning to do so. It has ceased to resist the deployment of United Nations peacekeepers in Darfur, and is even sending some of its own military engineers to join the force. Wen Jiabao, China’s prime minister, has called publicly for democracy in Myanmar—which, even though Chinese officials’ understanding of democracy is different to Westerners’, is a bold step for a government that claims not to meddle in other countries’ internal affairs. The more business China does with the rest of the world, the more nuanced its foreign policy is likely to become.

Still, China’s hunger for natural resources is creating plenty of problems. Most of them, though, are in China, not abroad.

China is hoovering up ever more commodities not just because its economy is growing so quickly, but also because that growth is concentrated in industries that use lots of resources. Over the past few years, there has been a marked shift from light manufacturing to heavy industry. So for each unit of output, China now consumes more raw materials.

That may sound like a minor change, but the implications are dramatic. For one thing, it has encouraged the sort of foreign entanglements that are now causing China such embarrassment. More worryingly, it is compounding China’s already grim pollution. Heavy industry requires huge amounts of power. Steelmaking, for example, uses 16% of China’s power, compared with 10% for all the country’s households combined. By far the most common fuel for power generation is coal. So more steel mills and chemical plants mean more acid rain and smog, not to mention global warming.

These are not just inconveniences, but also an enormous drag on society. Each year, they make millions sick, cause hundreds of thousands of premature deaths, sap agricultural yields and so on. Pan Yue, a deputy minister at the government’s environmental watchdog, believes that the costs inflicted by pollution each year amount to some 10% of GDP.

No fire without smoke

It is no wonder, then, that pollution is the cause of ever more protests and demonstrations. There were some 60,000 in 2006 alone, by the authorities’ own count. Some are led not by impotent peasants but by well-organised burghers from Shanghai and Xiamen, a development that must horrify China’s rulers. And the potential for even more disruptive environmental crises is great: northern China is already running out of water, and the glaciers that feed its dwindling rivers are melting, thanks to global warming.

The government is aware of these problems, and is trying to address them (see article). It has used this month’s People’s Congress to raise the status of Mr Pan’s agency to a ministry. It has increased fines for pollution, reduced subsidies on fuels and scrapped tax breaks for heavy industry. It is also promoting cleaner sources of power, such as windmills and natural gas. Yet despite frantic efforts to clean up Beijing in time for the Olympics in August, athletes still doubt the air will be fit to breathe. The world’s fastest marathon runner, for one, has threatened to drop out of that race because of pollution.

All the government’s green schemes are being undermined by an artificial abundance of cheap capital, and by bureaucrats’ enthusiasm for channelling it to grubby industries. Chinese banks, with the government’s blessing, pay negative real interest on deposits and so can lend to state-owned firms very cheaply. Many of those firms also benefit from free land and pay negligible dividends to the state, leaving lots of money to invest in more dirty factories. Chinese depositors and taxpayers are subsidising the very industries that are slowly poisoning them.

China is bound to consume enormous amounts of raw materials as it develops. But given how polluted the country already is, and how much unrest that pollution is causing, it should curb its hunger for resources. A less wasteful development strategy would be a healthier one.

The Economist