Truyền Đơn Chống Chế Độ Kim Chính Nhật Được Rải Khắp Nơi Tại Bắc Hàn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 43.9 kb
Truyền đơn chống đối hai cha con ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật

Theo một bản tin được đăng trên nhật báo Sankei số phát hàng ngày 18/11/2004 tại Tokyo thì trong tháng qua nhiều truyền đơn chống đối hai cha con ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật đã được một tổ chức chống chính phủ rải khắp nơi ở Bắc Hàn. Nội dung tờ truyền đơn nêu lên 10 cái đại bịp của hai cha con nhà họ Kim, từ thân thế sự nghiệp cho đến cái gọi là ’’Chủ thể Tư tưởng’’ do Kim Nhật Thành đề ra. Thực lực của tổ chức chống chính phủ tại Bắc Hàn đang bắt đầu lớn mạnh và có tổ chức, khiến cho chính quyền ông Kim Chính Nhật phải lo sợ và đang ráo riết truy lùng những thành viên của tổ chức này, mà biện pháp đầu tiên được áp dụng là “tổng kiểm tra” tư tưởng người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Theo tờ truyền đơn, Kim Nhật Thành là con của một đại phú nông, chứ không phải xuất thân từ giai cấp bần cố nông như Đảng đã viết trong tiểu sử của ông ta. Lúc nhỏ, ông Thành đã đi học bằng xe đạp. Thử hỏi vào thời đại đó thành phần nào mới có tiền mua xe đạp cho con đi học? Đây không phải là điều bịa đặt mà tài liệu này hiện nay đang được lưu giữ tại phòng tài liệu sở Nghiên cứu Đảng sử của Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên. Tờ truyền đơn này khẳng định rằng Kim Chính Nhật là kẻ thù của nhân dân. Theo định nghĩa đã ghi rõ trong Cương lĩnh của Đảng thì đó là thành phần Phú nông, là giai cấp thù địch của nhân dân. Còn Kim Chính Nhật lúc nhỏ mang quốc tịch Liên Xô với cái tên là Eura. Sau ngày giải phóng, ông trở về nước trên chiến hạm của Liên Xô; đây cũng là thành phần cần phải theo dõi, theo như chính sách của đảng Lao Động Triều Tiên đưa ra. Về ’’Chủ thể Tư tưởng’’ mà Kim Nhật Thành đưa ra chỉ là bắt người dân làm nô lệ. Chủ thể Chính trị nói là người dân làm chủ nhưng chỉ là mỹ từ vì thực chất là bắt người dân phải tuyệt đối phục tùng Thủ lãnh. Chủ thể Tư tưởng chỉ là một thể chế độc tài. Từ năm 1957, trong tất cả các bài diễn văn của Kim Nhật Thành đều có câu phải làm sao cho người dân có được súp thịt để ăn, nhà ngói để ở và áo bông để mặc. Hiện trạng ngày nay tại Bắc Hàn là không có súp thịt, nhà ngói, hay áo bông mà chỉ là một nước nghèo đói, người dân không có gạo ăn.

Được biết, truyền đơn được viết bằng bút bi và in trên khổ giấy A4 màu vàng úa, do tổ chức chống chính phủ rải tại 50 khu vực trên toàn quốc, từ Thủ đô Bình Nhưỡng, Nam Phổ, Thanh Tân cho đến Tân Nghị Châu sát biên giới Trung quốc vào ngày 10/10/2004, đúng ngày kỷ niệm 59 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Một điểm khác rất quan trọng đáng được đề cập ở đây là khi người dân nhặt tờ truyền đơn, họ liền sao chép lại thành nhiều bản để tiếp tay phổ biến thêm. Đứng trước nguy cơ này, chính quyền ông Kim Chính Nhật đã cho triệu tập ngay một phiên họp Ủy Ban Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia để chỉ thị cho các ngành, các cấp phải nỗ lực truy lùng cho bằng được những người đứng đầu tổ chức chống chính phủ này, đồng thời ra lệnh cho người dân thủ đô Bình Nhưỡng phải đi đăng lục lại “thẻ chứng minh nhân dân” cũng như mỗi tối phải đi học tập về đường lối của đảng tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân phường, xóm.

Ông Kim Đức Hoằng (65 tuổi), trước đây làm Giám đốc một công ty mậu dịch trực thuộc đảng Lao Động Triều Tiên hiện đang tị nạn tại Nam Hàn và là người biết khá rõ về tổ chức chống chính phủ này, đã cho hay rằng nếu không phải là người thường xuyên ra vào cơ quan nghiên cứu đảng sử thì chẳng bao giờ có được những dữ kiện rất chính xác như nội dung tờ truyền đơn nêu ra. Nói một cách khác, tổ chức này có nhân sự ngay tại Trung ương đảng, Quân ủy Trung ương, Ban bảo vệ Trung ương và trong bộ phận đầu não chính quyền Trung ương của Bắc Hàn. Tổ chức chống chính phủ này đã xuất hiện từ lâu nhưng vì đang ở vào giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển nhân sự cũng như vì vấn đề an ninh cho nên họ chưa công khai, và thành ra ít người biết đến. Nhưng kể từ đầu mùa xuân năm nay, tổ chức này đã có những hoạt động mạnh mẽ làm cho chính quyền ông Kim Chính Nhật phải thật sự lo sợ cho nguy cơ sụp đổ của mình.

Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh. Điều này chẳng những đúng cho riêng trường hợp Bắc Hàn mà ngay tại Trung quốc hay chính trên đất nước Việt Nam của chúng ta, người dân đang anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại chế độ cộng sản độc tài; và sự xuất hiện của các đảng viên Việt Tân ngay tại quốc nội cũng là nằm trong nhu cầu đấu tranh chung của dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.